Theảnhbáotìnhtrạngngộđộcrượutăngnhanhtrongdịptếkeo bong da ma caoo báo mới,các bác sĩ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2-3 ca cấp cứu.
Sau 3 - 4 ngày uống rượu liên tục bởi tham dự đám cưới và tự mua uống, ông N.Đ.T, 47 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội đã được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà trong tình trạng đau đầu, mắt mờ, trí giác lơ mơ. Ngay sau đó bệnh nhân đã được nhanh chóng chuyển tiếp lên Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc cho biết,bệnh nhân N.Đ.T đến trung tâm đã trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu cho tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận.
Kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng rượu cồn công nghiệp (methanol) trong máu lên tới gần 300 mg/100 ml máu (trong khi chỉ với mức trên 20mg/ml máu đã được ghi nhận là ngộ độc methanol)
Dù được lọc máu, dùng các thuốc giải độc và phụ thuộc tất cả các máy trợ tim mạch ngay khi nhập viện nhưng kết quả đánh giá cho thấy bệnh nhân bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa nên gia đã xin đưa bệnh nhân T. về nhà.
Các bác sĩ Trung tâm chống độc cho hay, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2-3 ca cấp cứu. Đáng lo ngại nhất là tình trạng ngộ độc methanol.
Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu tại Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh minh họa)
Theo BS Nguyên, rượu cồn công nghiệp nguy hiểm bởi khởi đầu loại này có tác dụng tương tự như rượu thông thường (sản xuất từ cồn thực phẩm ethanol) nhưng vào cơ thể, cồn này được chuyển hóa trở thành các a xít gây tổn thương các tế bào đặc biệt là ở mắt, não hây hoại tử các tế bào não, tế bào thần kinh thị giác ở mắt nên gây mù vĩnh viễn. Khi có biểu hiện ngộ độc với các triệu chứng như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ,chậm chạp, hôn mê) thì đã nặng.
“Do đó, với các bệnh nhân ngộ độc rượu cồn công nghiệp methanol nếu không tử vong cũng hiếm có cơ hội hồi phục hoàn toàn mà sẽ chịu di chứng rất nặng nề: mù, mất trí nhớ. Rượu cồn công nghiệp dễ gây tử vong do gây sốc tụt huyết áp, tổn thương não…”- BS Nguyên cảnh báo.
Trên thực tế, theo các bác sĩ, không chỉ có bệnh nhân bị ngộ độc rượu cồn công nghiệp mà còn có tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc phải nhập viện do lạm dụng rượu. Nhiều người uống rượu nhưng không ăn gây hạ đường huyết, nếu hạ đường huyết nặng có thể gây tổn thương não do thiếu năng lượng được nuôi dưỡng.
BS Nguyên đánh giá, dịp lễ, tết số nhập viện do rượu thường tăng 2-3 lần, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi (thanh niên, trung niên), các nghề nghiệp: công chức, thanh niên, sinh viên. Bia cũng gây ngộ độc chứ không chỉ là rượu như nhiều người vẫn nghĩ, vì đơn giản: bia là rượu pha loãng và có thêm… bọt thôi, nếu lạm dụng cũng gây ngộ độc.
Theo Sức khỏe đời sống, tại hội thảo về tình trạng sử dụng bia rượu do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức mới đây, TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay: rượu, bia là nguyên nhân giám tiếp của 200 loại bệnh, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh: ung thư (miệng, họng, thanh quản, đại trực tràng, gan, ung vú ở nữ) và uống mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thưu và càng uống nhiều thì nguy cơ gây ung thư càng tăng.
Theo Cục Y tế dự phòng, khi vào cơ thể cồn (ethanol) trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde là chất độc cho cơ thể. Nếu chỉ uống rượu, bia với số lượng nhỏ thì cơ thể có thể dung nạp hết, với khả năng trung bình khoảng 10 gam cồn (tương đương 1 đơn vị cồn) tương đương 1 ly rượu nhỏ hoặc một cốc bia hơi mỗi giờ. Nhưng nếu uống quá mức dung nạp, chất độc này sẽ bị tồn lại trong gan gây độc cho cơ thể.