【bxh tbn la liga 2024】Rộng mở dư địa tăng trưởng

时间:2025-01-10 01:49:54 来源:88Point

Rộng mở dư địa tăng trưởng

Vận tải hàng hóa hàng không quốc tế nghiêng về các hãng nước ngoài

Tính đến nay,ộngmởdưđịatăngtrưởbxh tbn la liga 2024 thị trường vận tải hàng hóa hàng không các tuyến quốc tế tại Việt Nam đã có 36 hãng nước ngoài và 4 hãng hàng không trong nước khai thác các đường bay từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đi quốc tế và ngược lại, với sản lượng khai thác ước tính đạt khoảng 670.000 tấn hàng hóa năm 2015, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình đạt khoảng 13,6%/năm trong vài năm lại đây. Ước tính, tổng giá trị cước vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không quốc tế năm 2015 đạt khoảng 600 triệu USD.

Một tín hiệu cho thấy, phân khúc vận tải hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế đang ngày càng sôi động là cách đây chỉ vài năm, sản lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng không đến và đi ở khu vực miền Bắc mới chỉ chiếm khoảng 10 - 15% sản lượng cả nước, nhưng từ năm 2014 đến nay đã tăng lên 50%. Các chuyên gia còn dự báo, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở phía Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh khi các tập đoàn điện tử quốc tế lớn như Samsung, LG, Canon, Nokia… đã và đang tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu riêng các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện máy tính - điện thoại… chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng gần 30% tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu cả nước. Đây là một nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, quy mô giá trị xuất khẩu vẫn không ngừng tăng, nhóm mặt hàng này khá thích hợp cho vận tải bằng đường hàng không do giá trị cao, gọn, nhẹ.

Vietnam Airlines là hãng lớn nhất của Việt Nam khai thác vận chuyển hàng hóa quốc tế, với khoảng 20 đường bay đến các nước trong vực bằng máy bay hành khách, theo đó phát sinh một lượng hàng hóa lớn vận tải kèm theo. Tuy nhiên, thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu hàng không hiện vẫn đang nghiêng lệch về các hãng nước ngoài. Nhiều hãng hàng không quốc tế khai thác tuyến bay tới Việt Nam và ngược lại đã đưa máy bay freighter vào hoạt động ở đầu Hà Nội xuất đi các nước khác để vận chuyển hàng hóa. Chẳng hạn, hãng Etihah Airways đã đưa freighter trọng tải 60 tấn vào bay tuyến Hà Nội - Bombay - Abudabi với tần suất 4 chuyến/tuần trong năm 2015; hãng Jet Airways cũng đã đưa freighter 60 tấn vào hoạt động tuyến Hà Nội - Deli tần suất 1 chuyến/tuần từ đầu năm 2015; hãng Ethiopian Airways cũng đã đưa freighter trọng tải tới 100 tấn vào bay tuyến Hà Nội - Dubai - Adis Ababa tần suất 1 chuyến/tuần... Diễn biến này cho thấy, sản lượng và tỷ trọng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường hàng không quốc tế ở đầu Hà Nội dự kiến sẽ còn tăng cao nữa trong các năm tới.

Hiện nay, khu vực châu Á -Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao nhất về sản lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không do đây là các điểm đến khá gần Việt Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Thái Lan…) nhiều hãng hàng không trong khu vực đã mở các đường bay để khai thác. Trong đó, Korean Air (Hàn Quốc) đang khai thác rất mạnh tuyến Vietnam - Hàn Quốc để vận chuyển linh kiện điện tử cho các “đại gia” Samsung, LG…. Hãng China Airlines và China Southern Airlines (Trung Quốc) cũng đang tập trung khai thác vận tải hàng hóa trên các tuyến bay hành khách nối Việt Nam và các thành phố lớn của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khá lớn giữa hai nước. 2 hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines và Nippon Airways cũng đang tập trung khai thác vận tải hàng hóa trên các chuyến bay hành khách giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Đứng thứ hai là khu vực châu Âu với sự tập trung khai thác mạnh của các hãng Vietnam Airlines (6 điểm đến, bao gồm cả Nga), Emirates, Etihah Airways, Qatar Airways, Air France, Finnair, Thai Airways… chủ yếu vận tải xuất nhập khẩu các mặt hàng điện tử, thủy sản, thời trang…

Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ ba với sự khai thác của các hãng Emirates, Etihah Airways, EVA Air, Korean Air, Cathay Pacific, American Airlines… Đây là khu vực cùng với EU được nhận định sản lượng vận chuyển hàng hóa hàng không sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 11 -13%/năm.

Khu vực Trung Đông đứng thứ tư với sự khai thác của các hãng Qatar Airways, Emirates, Singapore Airlines Cargo, Etihah Ariways…

Cuối cùng là khu vực châu Phi mới chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng với sự tập trung khai thác chủ yếu của các hãng Ethiopian Airways, Kenya Airways, Etihah Airways… Việc hãng hàng không Ethiopian Airways đã đưa máy bay freighter 100 tấn vào khai thác sẽ khiến tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải đường hàng không giữa Việt Nam với châu Phi dự kiến sẽ bắt đầu cải thiện từ năm 2016.

推荐内容