【keonhacai-com】Hiệu ứng công tác phòng, chống hạn, mặn

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 16:04:39 评论数:

Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó kịp thời mà Hậu Giang đã hạn chế đến mức thấp nhất mức độ thiệt hại do hạn hán,ệuứngcngtcphngchốnghạnmặkeonhacai-com xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp của người dân.

Ước diện tích lúa bị hạn cần phải bơm hỗ trợ trên toàn tỉnh khoảng 40.000ha.

Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, mặn xâm nhập sớm hơn năm ngoái khoảng 1 tháng, với nồng độ cao bất thường, vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần đối với cây trồng. Trong khi đó, vào giai đoạn triều kiệt của những tháng đầu năm, mực nước sông xuống thấp nên việc bơm tưới cho vụ Đông xuân 2015-2016 gặp không ít khó khăn, chi phí tăng cao. Ước diện tích lúa bị hạn cần phải bơm hỗ trợ trên toàn tỉnh khoảng 40.000ha. Tuy quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân phần nào bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, nhưng chưa gây thiệt hại đáng kể.

Từ những đợt mặn bất thường

Năm nay, nước mặn từ Biển Đông và Biển Tây theo 4 hướng đã tiến sâu vào địa bàn tỉnh. Đáng nói là qua 2 đợt xâm nhập mặn bất thường hồi đầu năm, ước tính trên 80% diện tích đất nông nghiệp bị nước mặn uy hiếp, đe dọa hơn 1.200ha lúa Đông xuân 2015-2016. Thế nhưng, mức độ thiệt hại đều nằm ở mức dưới 30% năng suất. Riêng từ ngày 15-3 đến nay, nắng nóng gay gắt, nước mặn tiếp tục tấn công vào nội đồng. Theo đó, nồng độ mặn cao nhất có lúc quan trắc được tại cống Ba Cô, xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) vượt mức 15%o; ngã ba Nước Trong, xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) cũng trên 15%o.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, sở dĩ mức độ thiệt hại về sản xuất nông nghiệp ít chính là nhờ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phi công trình và công trình. Trong đó, có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những tác hại của xâm nhập mặn đối với sản xuất và đời sống của ngành chuyên môn từ tỉnh xuống cơ sở, đồng thời tăng cường công tác quan trắc độ mặn để kịp thời thông báo đến chính quyền các cấp và người dân biết để ứng phó kịp thời. Ngoài ra, đắp đập thời vụ, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm ngăn mặn, trữ ngọt, giảm áp lực về nước tưới cho đồng ruộng cũng đã mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hậu Giang, khẳng định: Chẳng phải địa phương không bị mặn tấn công, mà là nhờ giải pháp chủ động ứng phó quyết liệt nên mới tránh được thiệt hại lớn cho bà con. Đến nay, tỉnh đã thu hoạch dứt điểm trên 79.000ha lúa Đông xuân 2015-2016, năng suất bình quân ước đạt 7,42 tấn/ha; giảm chút ít so với năm trước là do nắng nóng kéo dài, lũ về thấp. Thế nhưng, đây là vụ canh tác tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi, một phần là do giá lúa duy trì ở mức cao, từ đó hầu hết bà con trong tỉnh đều cảm thấy rất phấn khởi.

Tập trung bảo vệ vụ lúa Hè thu

Trong chuyến kiểm tra và làm việc với Hậu Giang về tình hình thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chính nhờ sự chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó ngay từ đầu nên phần thiệt hại cho sản xuất của người dân không lớn. Nói như thế, ngành nông nghiệp tỉnh không được chủ quan mà phải tiếp tục chỉ đạo sát sao vụ lúa Hè thu, đặc biệt là lịch xuống giống cho phù hợp, để làm sao “né” được xâm nhập mặn. Đồng thời, tính toán kỹ vụ Thu đông sắp tới để đảm bảo sản lượng và hiệu quả sản xuất lúa đạt kết quả cao nhất.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 60.000ha lúa Hè thu 2016. Các trà lúa trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến trổ chín và phát triển tốt. Tuy nhiên, trước tình hình nước mặn đang xâm nhập sâu, với nồng độ tăng cao trở lại trong những ngày gần đây, nhất là theo dự báo của cơ quan chuyên môn thì từ ngày 15-4 đến ngày 15-5 được xem là đỉnh điểm của tình hình xâm nhập mặn năm nay, cho nên ngành nông nghiệp Hậu Giang quyết định đổi lịch xuống giống vụ lúa Hè thu 2016 nhằm tránh thiệt hại cho nông dân.

Trong đó, các xã vùng ven của huyện Long Mỹ như: Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và một phần xã Xà Phiên sẽ xuống giống từ đầu tháng 6, thay vì đầu tháng 5 như lịch thời vụ ban đầu; các xã còn lại căn cứ vào tình hình thực tế sẽ xuống giống vào những thời điểm thích hợp. Ông Lê Hồng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, băn khoăn: Giá lúa vụ Đông xuân muộn 2015-2016 vừa qua ở mức cao nên người dân đang rất nóng lòng và muốn xuống giống lúa Hè thu ngay. Do đó, công tác cảnh báo nguy cơ thiệt hại, cũng như tuyên truyền, vận động người dân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện, bà con ở một số nơi trong huyện Long Mỹ đã xuống giống “xé rào” vụ lúa Hè thu trên 1.120ha. Vì thế, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân phải thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời về xâm nhập mặn để tranh thủ lấy nước ngọt bơm lên đồng. Mặt khác nên liên tục giữ lượng nước cần thiết trên ruộng nhằm tránh tình trạng nắng nóng kéo dài, trên mặt ruộng khô, dưới kênh bị nước mặn tấn công, dẫn đến thiếu nước tưới, gây thiệt hại cho ruộng lúa.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, đơn vị đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm về “biện pháp kỹ thuật ứng phó với hạn - mặn” ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp. Thông qua buổi tọa đàm, nông dân có thể trực tiếp trao đổi kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn; phương pháp sử dụng nước, phân bón tiết kiệm và hiệu quả để thích ứng với hạn - mặn; phương pháp lấy nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng bị xâm nhập mặn…

 

Bài, ảnh: NGUYỄN NGUYỄN

最近更新