发布时间:2025-01-11 14:02:11 来源:88Point 作者:World Cup
Xuất khẩu tuần từ 8-14/7: Xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN tăng trưởng cao Thủ tướng Phạm Minh Chính: 3 định hướng quan trọng vì một ASEAN kết nối và tự cường Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận |
Định hướng chiến lược và tầm nhìn ASEAN
Với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo công tác về thông tin tuyên truyền ASEAN,ĐịnhhướngchiếnlượctầmnhìntựcườngcủaASEANđếnnătỷ số y ngày 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng lớn của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực và toàn cầu.
Theo ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông), ASEAN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, đóng vai trò trung tâm trong việc xử lý và giải quyết nhiều vấn đề của thế giới. Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN và đang chủ động triển khai nhiều chương trình và sáng kiến hợp tác để nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN và Việt Nam trên trường quốc tế.
Ông Long khẳng định:"Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Lào tuần trước đã củng cố thêm vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực. Điều này không chỉ giúp ASEAN vượt qua các thách thức mà còn tạo ra những cơ hội phát triển bền vững trong tương lai".
Ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông). Ảnh: Huyền Trang |
Bối cảnh toàn cầu hiện nay được ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), phân tích sâu hơn. Ông chỉ ra rằng thế giới đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, các điểm nóng địa chính trị, và rủi ro trong quá trình phục hồi kinh tế. Điều này đòi hỏi ASEAN phải trở nên linh hoạt và tự cường hơn bao giờ hết.
ASEAN đang khẳng định vị thế là một trong những động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế toàn cầu. Với tầm nhìn đến năm 2045, khu vực này không chỉ nỗ lực vượt qua các thách thức từ biến động kinh tế, địa chính trị mà còn hướng đến mục tiêu xây dựng một cộng đồng tự cường, năng động và sáng tạo. Tầm nhìn ASEAN 2045 không chỉ đơn thuần là duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, mà còn là chiến lược để khu vực trở thành trung tâm sáng tạo, với nền tảng dựa trên công nghệ và chuyển đổi số. Các quốc gia ASEAN đã đồng thuận thúc đẩy quá trình này thông qua những sáng kiến chung về hợp tác kinh tế, đầu tư và kết nối khu vực.
Ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao). Ảnh: Huyền Trang |
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 đã đặt ra mục tiêu “Tăng cường kết nối và tự cường ASEAN.” Đây không chỉ là khẩu hiệu mà còn là chiến lược dài hạn giúp khu vực thích ứng với biến động toàn cầu. Với sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo các quốc gia và việc thông qua 90 văn kiện quan trọng, hội nghị này đã định hình rõ ràng hướng đi của ASEAN trong tương lai.
Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Kinh tế số ASEAN (DEFA)
Một trong những nội dung nổi bật tại hội nghị là những cơ hội to lớn từ Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN (DEFA). Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đã khẳng định rằng lộ trình chuyển đổi số đang trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN.
Bà Chi nhấn mạnh: "Sau 8 năm nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, đến năm 2023, khu vực đã đạt được những bước tiến quan trọng. GDP của ASEAN đã tăng 51%, đưa quy mô nền kinh tế lên 3.800 tỷ USD, và tốc độ tăng trưởng chung đạt 4,2%. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN bùng nổ, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Mỹ. Điều này cho thấy sức hấp dẫn to lớn của khu vực đối với các nhà đầu tư quốc tế".
Bà Nguyễn Việt Chi – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương). Ảnh: Huyền Trang |
Theo các dự báo, thị trường thương mại điện tử ASEAN sẽ đạt giá trị 320 tỷ USD vào năm 2025 và có thể lên tới con số 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong bối cảnh đó, Hiệp định DEFA, với 16 chương và 36 điều khoản, đang được các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, tích cực đàm phán và phát triển. Hiệp định này không chỉ tạo nền tảng pháp lý vững chắc mà còn thiết lập môi trường an toàn, lành mạnh để kinh tế số phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền lợi người tiêu dùng.
Bà Chi kỳ vọng: "DEFA sẽ là cú hích quan trọng, đưa ASEAN trở thành một trong những khu vực kinh tế số hàng đầu thế giới trong thập kỷ tới". Với sự dẫn dắt của Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN (DEFA), cùng những sáng kiến tiên phong và nỗ lực chung, ASEAN sẽ không chỉ vượt qua các thách thức toàn cầu, mà còn khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế số hàng đầu thế giới trong tương lai gần.
Thúc đẩy thương mại, đầu tư nội khối và ngoại khối
Thảo luận về thương mại và đầu tư, ông Trần Đức Bình chia sẻ rằng: “Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, tiếp theo là Mỹ và EU. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN trong năm 2023 đạt 229 tỷ USD, với Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất.”Ông Bình khẳng định, điều này cho thấy sức mạnh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư từ các đối tác ngoại khối.
Ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao). Ảnh: Huyền Trang |
Một sáng kiến quan trọng khác là hệ thống thanh toán bằng mã QR ASEAN, được triển khai nhằm kết nối các quốc gia thành viên và khuyến khích giao dịch bằng đồng nội tệ. Đây là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại và dịch vụ trong khu vực.
Ngoài ra, ASEAN đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ lao động di cư, đảm bảo quyền lợi và điều kiện làm việc tốt hơn cho họ. Đây là một trong những vấn đề then chốt để duy trì sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
Tầm nhìn ASEAN đến năm 2045: Xây dựng cộng đồng tự cường, năng động, sáng tạo
Nhìn về tương lai, các chuyên gia đã chia sẻ tầm nhìn về ASEAN 2045, một cộng đồng "tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm."Với cam kết về hội nhập quốc tế, ASEAN đang nỗ lực trở thành một khối kinh tế vững mạnh, dẫn đầu trong chuyển đổi số và phát triển bền vững.
ASEAN đang thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế sâu rộng và hợp tác hơn nữa trong các hoạt động thương mại nội khối, kết nối với các đối tác ngoại khối nhằm ứng phó và giải quyết các thách thức, tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực. Chuyển đổi số được các nước ASEAN coi là động lực tăng trưởng chủ yếu trong giai đoạn tới.
Ông Triệu Minh Long nhấn mạnh rằng, nâng cao nhận thức về ASEAN không chỉ thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam trong việc đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực, mà còn là minh chứng cho quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng. Những nỗ lực này sẽ góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thịnh vượng, hướng tới phát triển bền vững.
相关文章
随便看看