【bóng đá số tỷ lệ】DN cần có giải pháp kịp thời ngăn chặn chất cấm trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2015, các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu tăng cao. Năm 2014, có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm ATTP và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh. Tuy nhiên, chỉ tính trong 9 tháng năm 2015 con số các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô.
Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, trong 9 tháng năm 2015 đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (cả năm 2014 có 817 lô bị cảnh báo).
Trong đó, thị trường Nhật Bản có 27 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014 (21 lô); số lô hàng bị cảnh báo các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm tăng nhiều nhất 3,66 lần. Với thực tế này, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không được cải thiện.
Tương tự, tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 27 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh trong 9 tháng năm 2015, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014. Tổ chức DG SANTE có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản nêu rõ 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện rõ rệt sẽ áp dụng các biện bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu.
Từ thực tế trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã khó khăn, nếu các DN không có giải pháp kịp thời để ngăn chặn chất cấm trong sản phẩm xuất khẩu sẽ rất khó khăn cho DN .
Theo đại diện một công ty thủy sản tại Nha Trang, rất khó để xác định sản phẩm nhiễm ở khâu nào và hậu quả là rất lớn. Theo doanh nghiệp này, vấn đề kiểm soát môi trường là quan trọng, cần kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Trong đó, phải kiểm soát được hóa chất, kháng sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản, như vậy mới tránh được việc nhiễm những chất này đối với sản phẩm nuôi. Nếu không quản lý chặt 5 loại kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản thì DN rất khó tránh được các lô hàng vi phạm.
Đặng Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Vietfood cho rằng, DN ngành tôm đang đứng trước nhiều sức ép về hội nhập. Chính vì vậy, việc đầu tiên giải quyết là phải nâng cao giá trị sản phẩm để người nuôi không sử dụng hóa chất, người chế biến không sử dụng kháng sinh để bảo quản. Có như vậy mới xây dựng được thương hiệu tôm tốt để xuất khẩu, tạo thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế trong việc cạnh tranh.
Ông Hồ Quốc Lực, đại diện Công ty thủy sản Sao Ta cho rằng, có 2 thách thức lớn nhất đối với con tôm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là giá thành cao và không sạch do nhiễm vi sinh, tạp chất… Trình độ chế biến của Việt Nam ngang với các nước tương tương với Thái Lan. Tranh thủ được giá bán rất tốt, nhưng chưa đáp ứng được kì vọng của người nuôi tôm do giá thành chế biến khá cao.
Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, khắc phục các nguyên nhân để đảm bảo an toàn cho các lô hàng xuất khẩu trách nhiệm của Nhà nước vẫn phải làm, nhưng không thể 24/24 giờ để kiểm soát việc sử dụng thuốc nuôi trồng thủy sản được, chính vì thế đề nghị các doanh nghiệp không chỉ xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cho đảm bảo vệ sinh an toàn, mà phải đầu tư cả trong sản xuất, chế biến sản phẩm.
Cùng với quan điểm trên, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản cho biết, rất cần chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn nguyên liệu chế biến cho chính mình. Thực tế, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp lạm dụng kháng sinh để bảo quản.