Trong một ngày gần cuối năm 2020,ữnggiọtnướcmắtlắngđọngcảmxúti le so chúng tôi vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm em bé Mơ Num Châu Ngọc Khải. Đứa trẻ mới 4 tuổi, bị dượng (chồng của dì) dùng kéo đâm xuyên hốc mắt vào não. Khi vừa nhìn thấy con, tâm trạng mọi người chợt chùng xuống, nặng nề. Một đứa trẻ đen nhẻm, gầy gò, nằm im trên giường bệnh. Cơ thể đang bị gắn nhiều loại máy móc, tay chân được cột cố định. Nước mắt con chảy trong vô thức bên mắt trái đang bị tổn thương đến không thể nhắm lại, chúng tôi phải cố quay đi để kìm lại nước mắt của mình. | Em bé Mơ Num Châu Ngọc Khải bị thương nghiêm trọng |
Càng xót xa hơn khi biết được, Ngọc Khải chỉ mới mồ côi cha vài tháng trước. Khải có anh trai 10 tuổi, em trai hơn 1 tuổi. Trong nhà, con là đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát nhất, lại thêm rất hiểu chuyện nên được mọi người yêu mến. Sau cái chết đột ngột của người chồng trẻ ở tuổi 35, chị Mơ Num Ka Ngô dù biết một mình nuôi 3 con rất vất vả, nhưng khi nhận được đề nghị “cho con”, chị nhất quyết từ chối. Hằng ngày chị gửi con ở nhà chị gái để đi làm, tối đón về mẹ con sum vầy. Khi xảy ra chuyện không may đối với bé Khải, chị chỉ biết thẫn thờ khóc, rồi tự trách mình. “Con đang hôn mê, không ăn uống được, nên người làm mẹ như tôi mà ăn uống cũng cảm thấy có tội đối với con mình”. Người mẹ ít học, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, chỉ có thể làm được đến vậy cho đứa con bé bỏng tội nghiệp của mình. Chúng tôi chẳng dám hứa hẹn với chị điều gì, chỉ thầm cầu nguyện để bé Khải sớm vượt qua nguy hiểm, có thêm nhiều người thương mà giúp đỡ con. Không thảm thương như số phận của Khải, nhưng bé gái Như Quỳnh (7 tuổi, quê Phú Yên) lại mang nỗi đau dai dẳng, từ thân thể đến tận sâu tâm hồn. | Vết thương chằng chịt ở chân khiến Như Quỳnh luôn rụt rè, trầm tĩnh. |
Đôi bàn chân của Như Quỳnh bị biến dạng do mắc phải căn bệnh dị dạng mạch máu. Từng ngón chân bị cắt bỏ dần đến trụi lủi. Dọc theo chân phải lên đến tận mông của con là những vết sẹo cũ lẫn vào vết thương mới chằng chịt. Bệnh tật từ nhỏ khiến Như Quỳnh không chỉ bị đau đớn thể xác hành hạ, mà còn luôn mặc cảm tự ti. Từ khi có nhận thức, cô bé không bao giờ chịu ra ngoài mà chưa đi tất. Con cũng rất nhạy cảm với ánh mắt của những người xung quanh. Khi mẹ của Quỳnh đến gặp chúng tôi để nhờ kết nối đến các nhà hảo tâm, xin hỗ trợ chi phí chữa bệnh, nước mắt chị cứ thi nhau rơi xuống. Quả thực số tiền gần 10 triệu đồng mỗi tháng là con số quá lớn đối với một gia đình nghèo ở miền quê. quanh năm đi làm mướn. Hơn nữa, chị cũng chẳng có công việc ổn định vì thường xuyên phải đưa con đi viện. Đứng bên cạnh, cô gái bé nhỏ như chực chờ khóc theo mẹ khi những lời chia sẻ đau đớn thấu tận tâm can, mang theo nỗi bất lực của người làm cha mẹ. Giống như bị phơi bày tâm sự của mình, Như Quỳnh luôn quay đi, né tránh ánh nhìn của chúng tôi. Nhưng con hiểu bản thân đang cần giúp đỡ, nên chẳng dám khóc nháo, cũng không ngắt lời mẹ. Chứng kiến đứa trẻ đau đớn mà hiểu chuyện đến vậy, chúng tôi tự nhủ phải cố gắng giúp đỡ, giúp gia đình con bớt chật vật hơn. Khác với những hoàn cảnh kêu gọi nhằm có tiền điều trị bệnh, gia đình chị Nguyễn Thị Chúc Giang lại khiến người đọc cảm động bởi tấm lòng hiếu thuận của đôi vợ chồng nghèo. Đây không phải là một hoàn cảnh khốn cùng nhất, nhưng lại là một trong số những tấm gương đáng nêu. Chị Giang là con gái thứ hai trong gia đình có 5 người con. Anh trai bị khuyết tật bẩm sinh, chị bất đắc dĩ trở thành chị cả trong nhà. Đang học dở lớp 6, ba chị gặp tai nạn nghiêm trọng, phải nằm viện nhiều tháng ròng. Chị Giang buộc lòng bỏ học, dồn sức chăm sóc anh và các em. Khi ấy đứa em nhỏ nhất mới vừa tròn 1 tuổi. Tai nạn của ba tốn kém nhiều chi phí, mẹ chị phải bán hết đất ruộng, vay mượn người thân, thậm chí cầm cố căn nhà để vay lãi mới cứu được. Không có tiền, nhà mất, khoản nợ hàng trăm triệu treo đó chưa biết khi nào trả hết. Từ năm 12 tuổi, chị Giang đã theo mẹ đi nhổ cỏ, cấy thuê, bán hàng rong, bán vé số, lớn hơn chút xin đi làm công nhân. Có bao nhiêu tiền, chị gom góp đưa mẹ, cứ như vậy cho đến lúc kết hôn. Hai vợ chồng chị rất chăm chỉ, nhưng dù cật lực làm việc thế nào vẫn không thể trả hết nợ. | Căn nhà lá tồi tàn, hở trước hở sau của gia đình chị, hễ trời đổ mưa lớn là tất cả đồ đạc đều bị ướt. |
Khi chúng tôi tới thăm, gia đình 4 người sống trong căn nhà lợp lá hở trước hở sau. Đồ đạc cũ kỹ, hỏng hóc, nền nhà lát gạch cũng vỡ nát nhưng chưa có tiền sửa. Trong nhà chỉ có một chiếc giường duy nhất, nơi 2 đứa con nhỏ của vợ chồng chị nằm ngủ. Nhưng hễ hôm nào trời mưa lớn, cả gia đình phải co ro chung một góc. Chị Giang chưa từng trách móc cha mẹ, chỉ cảm thấy có lỗi với chồng con. Đã có lúc chị nản lòng, muốn vợ chồng con cái bỏ xứ mà đi, nhưng rồi lại không nỡ bỏ lại cha mẹ già khốn khổ. Gánh nặng cứ mãi đè trên vai. Điều hạnh phúc đối với cả chúng tôi cùng gia đình chị Giang, ngay sau khi hoàn cảnh gia đình chị được chia sẻ, nhóm các nhà hảo tâm đã chung tay cất cho gia đình nhỏ một căn nhà vững chãi. Lòng hiếu thuận của chị được đền đáp, tình yêu thương lan tỏa ngày càng xa. Chúng tôi hiểu rằng, từ thiện là một hoạt động hết sức ý nghĩa trong cuộc sống, mà chỉ khi làm tốt, nó sẽ mang lại hi vọng và cơ hội cho rất nhiều mảnh đời khó khăn. Khánh Hòa Gia đình Thùy Dương tặng lại các hoàn cảnh khó khăn gần 230 triệu đồngSau khi trừ tiền viện phí, gia đình Thùy Dương được nhận về gần 500 triệu đồng. Đây là số tiền do các nhà hảo tâm ủng hộ để em điều trị bệnh trong suốt nhiều tháng qua. |