您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【tỷ lệ kèo hôm qua】Đề xuất hạn chế công khai sai phạm giáo viên, Bộ GD&ĐT lý giải

Cúp C14571人已围观

简介(VTC News) - Đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan c ...

(VTC News) -

Đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo khiến nhiều người băn khoăn.

Sáng 25/10,ĐềxuấthạnchếcôngkhaisaiphạmgiáoviênBộGDĐTlýgiảtỷ lệ kèo hôm qua Bộ GD&ĐT lý giải một số điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15), trong đó có nội dung quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ nhà giáo.

Theo đó, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà giáo quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, bao gồm: không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định; không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo...

Bộ GD&ĐT đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận. (Ảnh minh hoạ)

Bộ GD&ĐT đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận. (Ảnh minh hoạ)

Bộ GD&ĐT cho rằng, có ý kiến băn khoăn về quy định không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo”, lo ngại quy định này vướng các quy định về thông tin, phát ngôn và “bênh vực” nhà giáo.

Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay."Nhà giáo nếu có sai phạm đã có các chế tài xử lý theo quy định",Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thêm.

Đơn vị soạn thảo này cho rằng, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.

Dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ GD&ĐT chủ trì, sẽ được thảo luận tại Quốc hội, dự kiến vào 9/11. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Về chế độ đãi ngộ, dự thảo đề xuất chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%. Tổng ngân sách chi tăng thêm cho hai nhóm này là 12.800 tỷ đồng một năm.

Ngoài ra, ban soạn thảo đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho giáo viên công tác ở xa, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Còn nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Minh Khôi

Tags:

相关文章