Lo cho dân là nhiệm vụ của Quân đội Sáng 10/3,ânđộichuẩnbịứngphódịkeo bong đa net tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng họp, triển khai các công việc cấp bách phòng, chống dịch giai đoạn 2. Chủ trì cuộc họp, Thượng tướng Trần Đơn đánh giá, thời gian qua, toàn quân tích cực tham gia phòng chống Covid-19, thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần cùng cả nước phòng chống dịch giai đoạn đầu hiệu quả. Theo đó, lực lượng Biên phòng đã kiểm soát tốt các đường mòn, lối mở, góp phần ngăn chặn dịch bệnh. Các đơn vị, quân khu cũng thực hiện tốt vai trò được Chính phủ giao trong việc cách ly người đến từ vùng dịch, tiếp nhận hơn 17 nghìn người, hiện còn hơn 11 nghìn người đang được cách ly tại 80 địa điểm trong quân đội. Đến nay, toàn quân có thể nói đã đạt được 5 yêu cầu trong phòng chống dịch: Không để lây lan rộng; không để đội ngũ y tế lây nhiễm; không có người tử vong; không để tâm lý hoảng loạn; không để ảnh hưởng xấu tới kinh tế-xã hội, hợp tác quốc tế song phương cũng như đa phương. “Đây là nhiệm vụ đột xuất nhưng rất quan trọng. Nhiệm vụ này là vì dân, vì nước, lo cho dân là nhiệm vụ của quân đội”, Thượng tướng Trần Đơn khẳng định. Theo Thứ trưởng Trần Đơn, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong phòng chống dịch, và cần có kế hoạch ứng phó khả năng dịch bùng phát mạnh hơn. Toàn quân cần nhanh chóng triển khai phòng chống dịch giai đoạn 2 theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu bộ đội biên phòng thực hiện tốt kiểm soát cửa khẩu, ngăn người nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở; Binh chủng Hóa học sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Bộ Tư lệnh 86 xây dựng phần mềm quản lý dịch bệnh, nghiên cứu quản lý thông tin trên mạng, tham mưu xử lý những trường hợp cần thiết; Cục Quân y nghiên cứu, tổ chức tập huấn, tham mưu chỉ đạo cho các bệnh viện, nâng cấp, sẵn sàng chữa trị; Cục Tài chính làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất kinh phí chống dịch, kinh phí cách ly cho người dân… Đồng thời đề nghị Tổng cục Hậu cần tính đến việc nghiên cứu mầm bệnh; chỉ đạo các công ty nghiên cứu làm thử mẫu khẩu trang, bên ngoài là vải chống thấm, bên trong là vải chống khuẩn, đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý đáp ứng nhu cầu khi dịch lan rộng… Liên quan ca nhiễm thứ 17, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng yêu cầu nhanh chóng rà soát toàn bộ số cán bộ, chiến sĩ, nhân viên trong khu vực phố Trúc Bạch, cho cách ly tại nhà; rà soát ngay và xác định toàn bộ quân nhân có tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 mới mắc để có biện pháp cách ly. Theo báo cáo của Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), hiện trong toàn quân có 230 quân nhân được cách ly, theo dõi tại nhà hoặc đơn vị.
Tại cuộc họp, Thiếu tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch ứng phó dịch cấp độ 3 trở lên, vì Việt Nam đã có thêm nhiều ca nhiễm mới. Đề xuất này được Thượng tướng Trần Đơn đồng tình và nêu rõ dịch ở Việt Nam đã bước sang cấp độ 3 (có trên 20 người nhiễm trong nước) nên Bộ Quốc phòng sẽ có hàng loạt giải pháp mạnh để ứng phó. Trước mắt là tăng cường phòng, chống lây nhiễm cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các doanh trại cách ly công dân. Đại tá Đỗ Hiệp Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), cho biết, lực lượng Biên phòng từ chối nhập cảnh người đi qua và đến từ vùng có dịch, người có dấu hiệu nghi ngờ thì phối hợp cơ quan chức năng kịp thời cách ly. Đồng thời đóng cửa khẩu không có khả năng kiểm soát, tăng cường lực lượng chốt chặn ở đường mòn, lối mở… Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Lữ đoàn 144 (Bộ Tổng tham mưu) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ xe quân sự ra vào thành phố Hà Nội. Chỉ đạo phối hợp triển khai các biện pháp phong tỏa khu vực phố Trúc Bạch, không giải quyết cho quân nhân ra vào khu vực này. Binh chủng Hóa học sẵn sàng phun khử trùng khu vực Hà Nội và các địa phương có liên quan khi được yêu cầu. “Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo hạn chế bộ đội ra ngoài doanh trại, tiến tới cấm trại nếu dịch lan rộng. Cơ quan thường trực phối hợp bảo đảm an toàn tuyệt đối Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng”, Thượng tướng Trần Đơn nói.
|