您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch】Dịch sốt xuất huyết và dịch Covid 正文

【bảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch】Dịch sốt xuất huyết và dịch Covid

时间:2025-01-25 04:26:48 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh truyền nhiễm khác n bảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch

 Hiện nay,ịchsốtxuấthuyếtvàdịbảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết (SXH) cũng đang gia tăng số ca mắc mới. Để ứng phó với tình hình này, Bình Dương đã đưa ra chiến lược mới kết hợp giữa đẩy mạnh tiêm vắc xin Covid-19, giám sát ca bệnh nặng lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gen và đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống các loại dịch bệnh trong các tầng lớp nhân dân.

Cán bộ ngành y tế tỉnh đẩy mạnh kiểm tra loại bỏ vật dụng chứa nước không cần thiết để diệt bọ gậy, lăng quăng

 Các loại dịch bệnh diễn biến phức tạp

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Bình Dương đã ghi nhận hơn 94.400 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 94.391 ca nhiễm trong cộng đồng và 9 ca là chuyên gia nhập cảnh. Đặc biệt trong 30 ngày qua, số ca nhiễm tăng nhanh, cao gấp 50 lần so với tháng trước đó. Ghi nhận trong vòng 7 ngày nghỉ lễ, toàn tỉnh xuất hiện thêm 4 ca nhiễm biến thể phụ BA.5. Các ca nhiễm biến chủng BA.5 này được xác định tại TX.Bến Cát, đã tiêm từ 2 - 3 mũi vắc xin và có lịch trình di chuyển phức tạp. Với 4 ca nhiễm mới này, tích lũy Bình Dương ghi nhận 27 ca nhiễm biến chủng mới của Omicron, gồm 13 ca BA.5, 9 ca BA.2, 4 ca BA.1 và 1 ca BA.4. Dự báo, sau dịp nghỉ lễ 2-9, ca mắc Covid-19 sẽ tiếp tục gia tăng.

Về công tác điều trị, ngành y tế tỉnh dự báo số ca chuyển nặng, nhập viện sẽ gia tăng do người dân chủ quan không tiêm các mũi vắc xin tăng cường và vắc xin Covid-19 suy giảm hiệu lực kháng thể theo thời gian. Hiện toàn tỉnh có hơn 400 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có gần 40 bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế; đặc biệt có 3 bệnh nhân nguy kịch cần thở oxy. Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Biến thể BA.4, BA.5, chủng Omicron của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn 12%. Thời gian tới, số ca mắc biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng, trong khi đó biến thể mới liên tục xuất hiện tiến hóa. Mới nhất, nước ta đã ghi nhận biến thể BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch và có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại”.

Trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì dịch bệnh SXH vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi số ca nhiễm mới và số ca tử vong vẫn gia tăng trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 11.396 ca mắc SXH mới và 19 ca tử vong. Trẻ em dưới 15 tuổi ghi nhận ca mắc SXH tăng cao với 4.243 ca, có 11 ca tử vong. Số ca tử vong do SXH tập trung chủ yếu tại một số huyện, thị, thành phố, như: TP.Dĩ An 8 ca, TX.Tân Uyên 5 ca, TP.Thuận An 2 ca, TP.Thủ Dầu Một 1 ca, huyện Bắc Tân Uyên 1 ca, huyện Bàu Bàng 1 ca và huyện Dầu Tiếng 1 ca. Hiện số ca nặng vẫn còn tới 421 ca, trong đó dưới 15 tuổi là 199 ca. Toàn tỉnh đã phát hiện được 2.134 ổ dịch, tăng 1.026 ổ dịch so với cùng kỳ năm 2021, trong đó số ổ dịch xử lý diệt lăng quăng là 1.282 ổ và 835 ổ vừa diệt lăng quăng vừa phun hóa chất. Với đà gia tăng này, ngành y tế dự báo thời gian tới số ca mắc SXH mới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh theo mùa và ca mắc Covid-19 tăng cao, bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải duy trì động lực tiêm vắc xin Covid-19 trong cộng đồng như ở giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội”.

Để hạn chế số bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng và tử vong, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tăng cường hội chẩn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đặc biệt, đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ Covid-19 nằm tại các bệnh viện, ngành khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc Covid-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng. Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị Covid-19 theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh Covid-19 nặng nhập viện và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện 4 nội dung trọng tâm phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”. Bà Trần Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND TX.Bến Cát, cho biết: “Thị xã phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng… gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị. Đặc biệt, thị xã và các xã, phường tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy; loại bỏ các vật dụng phế thải có chứa nước đọng, vận động gia đình ký cam kết phòng, chống dịch bệnh SXH và các dịch bệnh khác mới nổi. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay Bến Cát chưa ghi nhận ca tử vong do SXH”.

 Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Ngành y tế tỉnh đã triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, chú trọng đến những điểm nóng có nguy cơ bùng phát dịch; đẩy mạnh truyền thông và theo dõi chặt tình hình dịch bệnh đến các ấp, khu phố để đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh SXH nhằm đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. Khó khăn lớn tại Bình Dương khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch SXH là thiếu lực lượng y tế cơ sở. Sau dịch bệnh Covid-19, hàng loạt nhân viên y tế cơ sở nghỉ việc đã gây không ít khó khăn cho hoạt động phòng, chống SXH tại cộng đồng”.