【bình định vs hagl】VinaCapital: Phân khúc hấp dẫn cho ngành logistics là dịch vụ đại lý hải quan
Theânkhúchấpdẫnchongànhlogisticslàdịchvụđạilýhảbình định vs haglo đó, chuyên gia của VinaCapital cho biết, đơn vị trung gian có năng lực tốt có thể đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa trong và ngoài nước bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định phức tạp được yêu cầu.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLBA), hầu hết hơn 800 công ty giao nhận hàng hóa của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ thông quan, nhưng chúng tôi tin rằng các công ty có thể kết hợp dịch vụ thông quan như là một phần của tiêu chí “doanh nghiệp vận tải cốt lõi” có khả năng đáp ứng các nhu cầu vận chuyển/logistics cho các công ty sản xuất công nghệ cao để thu được phí dịch vụ cao hơn.
VinaCapital: Phân khúc hấp dẫn cho ngành logistics là dịch vụ đại lý hải quan. Ảnh: T.L |
Hải quan phấn đấu tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến có giao dịch thanh toán trực tuyến Tổng cục Hải quan công nhận mới 4 đại lý làm thủ tục hải quan |
Hơn nữa, dịch vụ logistics chất lượng cao là điều cần thiết để xử lý các mặt hàng điện tử tiêu dùng có giá trị cao, nhưng chi phí logistics chỉ chiếm hơn 1% so với giá của các mặt hàng đó (so với khoảng 30% cho các sản phẩm nông nghiệp như gạo). Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ cộng với chi phí logistics còn khiêm tốn trong tổng chi phí của các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng sẽ cho phép các công ty dịch vụ logistics thu phí dịch vụ cao hơn, nếu đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính này với việc "Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL)".
Phần lớn dịch vụ logistics được thực hiện bởi các công ty trong nước có thể được gọi là "Logistics tự cung cấp (1PL)" hoặc "Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL)", về cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trực tiếp sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, ngành logistics toàn cầu đang hướng tới mô hình "3PL".
Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) sẽ cung cấp không chỉ dịch vụ vận chuyển, kho bãi mà còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung như quản lý hàng tồn kho, lấy hàng, đóng gói và theo dõi RFID. Các công ty lớn trong ngành logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (SOE), vì vậy mặc dù các công ty đó có thể có nguồn tài chính để bắt đầu cung cấp dịch vụ 3PL nhưng thường không có sự linh hoạt và/hoặc khả năng quản lý.
Tiềm năng của ngành logistics tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành này tại Việt Nam vẫn còn phân tán, rời rạc. Điều này mang đến cơ hội hấp dẫn cho các quỹ đầu tư vào công ty tư nhân và các nhà đầu tư khác có khả năng giúp các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bằng cách áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất. Ngành này tăng trưởng 14-16% trong những năm gần đây và tổng chi phí cho dịch vụ logistics ở Việt Nam là hơn 20%/GDP, thuộc hàng cao nhất thế giới vì sự thiếu hiệu quả trong quy trình logistics (ví dụ, 3/4 khối lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam chỉ đi qua 6 trong số 75 cảng biển của quốc gia). |