您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bongnet】Gần 240.000 ca tử vong, 3.394.965 người mắc bệnh 正文

【bongnet】Gần 240.000 ca tử vong, 3.394.965 người mắc bệnh

时间:2025-01-26 00:36:55 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore ngày 27/4/2020. Đại dịch tiếp tục xu thế gi bongnet

d

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore ngày 27/4/2020.

Đại dịch tiếp tục xu thế giảm dần trên thế giới và nhiều nước đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Theầncatửvongngườimắcbệbongneto số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 3.394.965 ca, trong đó có 239.302 người đã tử vong.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.079.298 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 51.332 người trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với 1.128.555 ca mắc bệnh và 65.668 ca tử vong. Xếp sau Mỹ vẫn là các quốc gia châu Âu, gồm Tây Ban Nha với 242.988 ca mắc COVID-19 và 24.824 ca tử vong. Tiếp đó là Italy - với 207.428 ca mắc COVID-19 và 28.236 ca tử vong. Anh hiện có 177.454 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.510 ca tử vong, tiếp đó là Pháp với 167.346 ca mắc và 24.594 ca tử vong, Đức là 164.077 ca mắc và 6.736 ca tử vong.

i
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Rome, Italy ngày 29/4/2020.

WHO tuyên bố duy trì tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 tuyên bố dịch COVID-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế" (PHEIC), khi mà bệnh lây lan ngày càng rộng tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. Theo ông Tedros, WHO sẽ "tiếp tục phối hợp với các quốc gia và đối tác để cho phép hoạt động đi lại thiết yếu, cần thiết cho công tác ứng phó với đại dịch, cứu trợ nhân đạo và vận chuyển hàng hóa, cũng như để các nước có thể dần nối lại hoạt động đi lại thông thường của hành khách.

Tổng giám đốc WHO cũng cho biết Ủy ban Khẩn cấp sẽ được tái triệu tập trong vòng 3 tháng. Cuộc họp thứ 3 của Ủy ban Khẩn cấp liên quan tới đại dịch COVID-19 được tổ chức hôm 30/4.

Mỹ cho phép sử dụng khẩn cấp Remdesivir điều trị COVID

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ngày 1/5 đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nặng nhất. FDA chỉ định loại thuốc này có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em bị nghi ngờ hoặc được xác nhận chẩn đoán COVID-19 ở tình trạng nặng với nồng độ oxy trong máu thấp hoặc có thể đang thở máy. "Không có phương pháp điều trị thay thế đầy đủ, được phê duyệt hoặc có sẵn, những lợi ích đã biết và tiềm năng để điều trị loại virus đe dọa tính mạng này hiện vượt xa những rủi ro đã biết và tiềm ẩn của việc sử dụng thuốc", FDA viết trong thông cáo báo chí.

Remdesivir, một loại thuốc kháng virus do công ty Gilead Sciences của Mỹ bào chế, ban đầu được phát triển để điều trị cho bệnh nhân Ebola, là một trong số các loại thuốc thử nghiệm đầu tiên trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Hãng tin Reuters trước đó nhận định việc thuốc Remdesivir chứng minh hiệu quả trong điều trị COVID-19 được xem như ánh sáng cuối đường hầm cho nước Mỹ. Đó là lý do Tổng thống Donald Trump đã gây sức ép để FDA nhanh chóng cấp phép cho Remdesivir.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ hiện cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế vắcxin với mục tiêu có 100 triệu liều vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo một vắcxin thực sự an toàn và hiệu quả có thể mất tối thiểu 12-18 tháng.

Trong một diễn biến khác, theo kết quả cuộc thăm dò của Qualtrics công bố ngày 1/5 có tới 66% trong tổng số 2.003 người trưởng thành ở Mỹ tham gia khảo sát cho rằng họ không thoải mái khi quay trở lại nơi làm việc trong bối cảnh ngày càng nhiều tiểu bang bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế khi đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn. Chỉ 25% số người tham gia khảo sát cho biết sẽ trở lại làm việc vào tháng 5, với 48% cho rằng họ không mong đợi trở lại làm việc cho đến tháng 8 tới.

Số ca tử vong tại châu Âu vượt ngưỡng 140.000 người

Theo số liệu của hãng tin AFP tổng hợp từ các nguồn chính thức tính tới 0h40 phút ngày 2/5 (giờ Hà Nội), số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người. Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 1.495.293 ca mắc bệnh và 140.096 ca tử vong trong số 234.987 người tử vong vì dịch bệnh trên khắp thế giới. Các nước châu Âu có số ca tử vong lớn nhất do COVID-19 là Italy với 28.236 người, tiếp đến là Anh, Tây Ban Nha và Pháp với số người tử vong ở mỗi nước lần lượt là 27.510, 24.824 và 24.594 ca.

c
Đội ngũ nhân viên Dịch vụ y tế quốc gia Vương quốc Anh (NHS) vỗ tay cảm ơn người dân khi đã dành sự cổ vũ cho họ trong cuộc chiến chống COVID-19 tại Reading, Anh ngày 23/4/2020.

Nga: Ngày có nhiều ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục

Tại Nga, ngày 1/5 nước này ghi nhận thêm 7.933 người nhiễm COVID-19 tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang trong vòng một ngày, mức cao nhất trong ngày từ trước tới nay, đẩy tổng số ca mắc COVID-19 lên 114.431 người.

Cùng ngày, hãng thông tấn TASS cho biết, Bộ trưởng bộ này Vladimir Yakushev và cấp phó của ông, Thứ trưởng Dmitry Volkov đã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, ngày 30/4, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin được thông báo đã dương tính với virus SARS-CoV-2 và Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận đề nghị của ông về việc chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga trong thời gian ông chữa bệnh.

Hiện Nga là một trong những quốc gia ở châu Âu có nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2, chủ yếu tại vùng Moskva và thành phố Saint Petersburg. Hồi đầu tuần này, Tổng thống Putin cho biết tình hình hiện “rất phức tạp” và cảnh báo khả năng Nga chưa đạt tới đỉnh dịch. Mặc dù vậy, chính phủ Nga cũng đã đề cập tới khả năng dỡ bỏ một số biện pháp trong lệnh phong tỏa từ ngày 12/5 tới.

x
Nhân viên y tế chờ bên dãy xe cứu thương ngoài bệnh viện Pokrovskaya ở St.Petersburg, ngày 28/4.

Tại Ukraine, trang woldometers cho biết, nước này ngày 1/5 ghi nhận thêm 455 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 10.861 ca. Số ca tử vong là 272 ca (thêm 11 người tử vong trong 24 giờ qua trong khi có 1.413 người đã khỏi bệnh. Trước đó, Bộ Y tế Ukraine cho biết việc bãi bỏ sớm các biện pháp cách ly có thể châm ngòi cho đợt lây nhiễm thứ hai.

Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định nước này cần chuẩn bị cho một đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai có thể xảy ra vào tháng 10 và 11 tới, cho dù dịch bệnh nguy hiểm này có thể lây lan chậm hơn trong mùa Hè. Tính đến hết ngày 1/5, quốc gia Trung Âu này ghi nhận 2.863 ca mắc COVID-19 và 323 ca tử vong. Hungary sẽ dỡ bỏ phần lớn những hạn chế được áp đặt tại các vùng nông thôn từ ngày 4/5, theo đó các cửa hàng được phép mở cửa trở lại.

Sau châu Âu, Mỹ Latinh đối mặt cơn "sóng thần" COVID-19

Tính đến 6 giờ sáng 2/5 (giờ Việt Nam), Brazil ghi nhận 91.737 ca mắc COVID-19 và 6.384 ca tử vong. Trước đó, nước này đã trải qua ngày 30/4 với kỷ lục về số ca nhiễm virus mới, 7.218 ca. Chính quyền thành phố Rio de Janeiro cảnh báo, hệ thống bệnh viện tại đây có thể sẽ “sụp đổ” trong những ngày tới do số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng.

Trong khi đó, Mexico là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất tại châu Mỹ, tới 9,67%, trong bối cảnh 70% dân số nước này mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cơ quan chức năng kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5. Dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra vào tuần tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.

Ấn Độ kéo dài thêm 2 tuần phong toả sau ngày 4/5

Tối 1/5, Bộ Nội vụ Ấn Độ (MHA) đã ban hành chỉ thị tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần sau ngày 4/5, trong bối cảnh số bệnh nhân mắc COVID-19 ở quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này đã tăng lên 35.365 ca với 1.152 trường hợp tử vong. MHA cũng ban hành tài liệu hướng dẫn mới để điều tiết các hoạt động khác nhau trong giai đoạn này dựa trên cơ sở phân vùng nguy cơ dịch bệnh đối với các quận huyện trên cả nước theo các khu vực theo màu đỏ, cam và xanh. Bản hướng dẫn cho phép nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế tại những vùng được đánh dấu màu cam và màu xanh.

c
Cảnh sát bang Punjap tuần tra một khu chợ xanh.

Tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) hạ mức ứng phó với COVID-19

Tối 1/5, Bộ Nội vụ Ấn Độ (MHA) đã ban hành chỉ thị tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần sau ngày 4/5, trong bối cảnh số bệnh nhân mắc COVID-19 ở quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này đã tăng lên 35.365 ca với 1.152 trường hợp tử vong.

MHA cũng ban hành tài liệu hướng dẫn mới để điều tiết các hoạt động khác nhau trong giai đoạn này và Bản hướng dẫn cho phép nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế tại những vùng được đánh dấu màu cam và màu xanh.

Cùng ngày, Nhật Bản thông báo sẽ cung cấp miễn phí thuốc kháng virus Avigan cho 43 nước để tiến hành nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh COVID-19. Thuốc Avigan dự kiến sẽ được gửi đến các nước trên sau khi đợt nghỉ Tuần lễ Vàng tại Nhật Bản kết thúc vào ngày 6/5. Khoảng 80 nước đã bày tỏ sự quan tâm tới thuốc Avigan. Mỗi quốc gia sẽ nhận lượng thuốc Avigan đủ để điều trị cho khoảng 20-100 người vì mục đích nghiên cứu.

Đông Nam Á: Singapore chưa sớm kiểm soát dịch

Trong vòng 24 giờ qua, Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 là 932 ca, tăng vọt so với ngày 30/4 (với 528 người). Trước tình hình lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp và tổng số ca nhiễm đã là 17.101 người, giới chức Singapore thừa nhận diễn biến dịch trong đối tượng lao động nhập cư tiếp tục là một thách thức và sẽ phải mất vài tuần nữa mới có thể kiểm soát được. Trong số các ca mắc COVID-19, khoảng 90% số ca nhiễm là lao động nước ngoài. Hiện tại, đã có 38/43 khu nhà ở tập thể của lao động nước ngoài được coi là ổ dịch. Ngoài ra, có 20/1.200 khu nhà ở nhỏ khác đã xuất hiện dịch bệnh.

n
Một khu nhà ở của người lao động nước ngoài tại Singapore ngày 27/4/2020

Để ngăn chặn dịch lây lan tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài và tránh lây lan ra cộng đồng, Singapore đã quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn diện đối với tất cả lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại 43 khu nhà ở thêm 2 tuần, tới ngày 18/5.

Trong khi đó, Lào và Malaysia bắt đầu nới lỏng một số hạn chế. Chính phủ Lào đã công bố một số biện pháp nới lỏng các quy định hạn chế từ ngày 4/5 để đưa xã hội dần trở lại nhịp hoạt động bình thường trên tinh thần vẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa như rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ giãn cách tối thiểu 1m. Còn tại Malaysia, nhiều doanh nghiệp được phép khôi phục hoạt động từ ngày 4/5. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ đặc thù tụ tập đông người và tiếp xúc gần như rạp chiếu phim và các chợ Ramadan, chưa được phép mở cửa trở lại. Các trường học và đền thờ Hồi giáo cũng vẫn đóng cửa. Người dân cũng không được phép về quê trong kỳ nghỉ Eid cuối tháng 5, sau tháng lễ Ramadan. Số ca nhiễm mới ở Malaysia đã chậm lại đáng kể trong vài tuần trở lại đây. Hiện Malaysia ghi nhận khoảng 6.000 ca mắc và 100 ca tử vong vì dịch bệnh.

Thái Lan đã 5 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở mức 1 chữ số. Tính đến ngày 1/5, tại nước này có tổng cộng 2.960 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch. Bộ xét nghiệm này sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgM và IgG mà hệ miễn dịch của người bị nhiễm COVID-19 sản sinh ra.

c
Các cửa hàng bán đồ ăn bên ngoài trung tâm thương mại và quầy hàng rong trên đường phố sẽ được phép hoạt động trở lại từ 3/5.

Theo TTXVN