| Ông Nguyễn Đức Chi: "SCIC và Vietnam Airlines đang chờ tín hiệu từ các cơ quan có thẩm quyền để triển khai" |
Nhiều ngàn tỷ đồng đang chờ “bơm” vào Vietnam Airlines Cũng như hầu hết các hãng hàng không trên thế giới,đầutưvàu21 na uy Vietnam Airlines đang gặp rất nhiều khó khăn do Covid-19. “Trước thực tế này, chúng tôi đã chủ động đề xuất và phối hợp với Vietnam Airlines xây dựng phương án để SCIC tham gia đầu tưvốn trước mắt là xử lý tình trạng hãng hàng không này bị thiếu hụt nguồn tài chínhvà dòng tiền. Sau khi trở thành cổ đông, chúng tôi sẽ tham gia tái cấu trúc Vietnam Airlines không chỉ vượt qua khó khăn, mà còn phát triển mạnh mẽ thời hậu Covid-19”, ông Nguyễn Đức Chi thông tin. Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thì Nhà nước chỉ đầu tư vào doanh nghiệp hoạt động trong 4 lĩnh vực gồm, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Như vậy, Vietnam Airlines không thuộc lĩnh vực Nhà nước đầu tư thêm vốn, trong khi nguồn vốn đầu tư của SCIC hiện rất dồi dào, đủ khả năng “bơm” cho hãng hàng không này hàng ngàn tỷ đồng. Chính vì vậy, SCIC và Vietnam Airlines đã làm việc với các bộ, ngành hữu quan để xử lý. “SCIC và Vietnam Airlines đang chờ tín hiệu từ các cơ quan có thẩm quyền để triển khai. Đây là thương vụ rất có ý nghĩa đối với cả SCIC lẫn Vietnam Airlines và chúng tôi tin rằng, thương vụ đầu tư này chắc chắn đạt hiệu quả cao vì sau khi đầu tư, trở thành cổ đông, chúng tôi sẽ tham gia tái cấu trúc hãng hàng không quốc gia để hoạt động hiệu quả hơn”, ông Chi khẳng định. Theo ông Chi, tái cấu trúc Vietnam Airlines phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Về tài chính, ngoài khoản vốn đầu tư của SCIC, Vietnam Airlines phải huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau như đi vay trong và ngoài nước, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Bên cạnh đó phải tái cấu trúc các khoản nợ bằng cách đàm phán với chủ nợ để khoanh nợ, giãn nợ. “Về tài sản, khi xây dựng đề án tái cấu trúc phải tính toán xem những loại tài sản nào không cần thiết có thể đem bán để thu hồi vốn đầu tư vào những giá trị cốt lõi. Tất cả những giải pháp này phải được xây dựng đồng bộ mới giúp Vietnam Airlines có thể vượt qua khó khăn và quay trở lại hoạt động bình thường và hiệu quả hơn”, ông Chi nhấn mạnh và nhắc lại việc cả SCIC và Vietnam Airlines đang chờ “cái gật đầu” của các bộ ngành hữu quan để bắt tay ngay vào thương vụ trị giá nhiều ngàn tỷ đồng này. Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế Tuy nhiên, hoạt động của Vietnam Airlines không nằm trong 4 nhóm lĩnh vực mà Nhà nước cần phải đầu tư, hơn nữa doanh nghiệp này đã cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nên việc cho hay không cho phép SCIC đầu tư rất phức tạp. Bởi nếu SCIC đầu tư, kể cả đầu tư hiệu quả và Vietnam Airlines vẫn do Nhà nước nắm giữ trên 85% vốn điều lệ thì bất cứ lúc nào cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước cũng có thể “sờ gáy” vì hoạt động đầu tư này chưa đúng với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. “Cơ chế, chính sách nếu vướng mắc không phải không có cách tháo gỡ, vấn đề là phải bắt tay vào làm ngay, nếu không cơ hội đầu tư sẽ trôi qua, nguy hiểm hơn, doanh nghiệp gặp khó khăn mà không hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời thì nguy cơ thua lỗ, mất vốn nhà nước rất lớn”, ông Chi chia sẻ. |