Xuất khẩu dệt may tiếp tục là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Báo cáo của HSBC nhấn mạnh vị trí của Việt Nam gần với những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở châu Á như Trung Quốc,ệtNamđượchưởnglợitừhiệpđịnhthươngmạcâu lạc bộ central córdoba Ấn Độ và Malaysia. 3 quốc gia này sẽ là những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh của Việt Nam, với tốc độ ít nhất là 14%/năm cho đến 2030. Ngoài ra, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc thực thi các hiệp định thương mại, trong đó có việc giảm mạnh thuế quan tại nhiều thị trường lớn của thế giới. Đặc biệt Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ bao gồm một khu vực trị giá 28 nghìn tỉ USD về sản lượng kinh tế, chiếm 39% tổng sản lượng thế giới. Khi đã được thực hiện, thuế quan sẽ được gỡ bỏ đối với 2000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ trao đổi giữa các quốc gia kí kết. Các thỏa thuận thương mại cùng EU và các quốc gia khác, cũng như việc hội nhập ASEAN sâu rộng, cũng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. HSBC dự báo kết quả của các thỏa thuận thương mại sẽ giúp GDP tăng trưởng hơn 5% mỗi năm đến 2030. HSBC kỳ vọng xuất khẩu hàng quần áo và may mặc sẽ tiếp tục là một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam – đóng góp 20% vào tăng trưởng xuất khẩu dự kiến đến 2030. Tuy nhiên, với luồng vốn đầu tư lớn từ các công ty như Samsung, Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với lĩnh vực viễn thông –điều này sẽ giúp Việt Nam ở vào vị trí chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng tại châu Á. Theo dự đoán của HSBC, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tiếp tục là những đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Máy móc công nghiệp sẽ tiếp tục là lĩnh vực nhập khẩu lớn nhất tính đến 2030 và sẽ đóng góp khoảng 25% vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam. Các nhà sản xuất hàng dệt và gỗ sẽ tiếp tục là những nhà nhập khẩu lớn nhất, kế đến là nhà sản xuất thiết bị thông tin và truyền thông (ICT). Tuy nhiên, HSBC cũng nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng đối với tăng trưởng của Việt Nam, bao gồm lực cản với cải cách, những điểm nghẽn khi thu hút đầu tư hạ tầng, chậm trễ thực hiện thỏa thuận thương mại, và tốc độ tăng trưởng chậm hơn tại Trung Quốc. |