Trong hội nghị quý II/2021 của ngành nông nghiệp Việt Nam có nhắc đến việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất sao cho hợp lý hơn,ầnphânchiahàihòalợinhuậntrongchuỗisảnxuấtphânphốihànghóket qua truc tuyen 7m thực chất là quan tâm đến lợi ích của người nông dân. Thật là trùng hợp vào thời điểm tháng 9/2021, hội nghị tổng kết ngành mía đường Việt Nam niên vụ 2020-2021 do Hiệp hội Mía đường tổ chức cũng nêu vấn đề này ở chuỗi giá trị trồng mía và sản xuất đường.
Cụ thể, khi đề cập tới các nhiệm vụ cấp bách trong năm niên vụ 2021-2022, Hiệp hội cho rằng cần củng cố chuỗi liên kết giữa người nông dân trồng mía và nhà máy đường, cùng nhau thiết lập hệ thống chia sẻ tỉ lệ lợi nhuận từ việc sản xuất một tấn đường theo mức cố định. Mức này dự kiến là khoảng 70:30 hoặc 65:35. Trong đó người trồng mía hưởng từ 65-70% nhằm đảm bảo vị thế bình đẳng hợp lý giữa nông dân và nhà máy đường trong mối liên kết.
Chính vì chưa giải quyết thỏa đáng được việc phân phối lợi nhuận giữa nông dân và nhà máy một cách hợp lý như dự kiến ở trên của Hiệp hội Mía đường nên thời gian qua, thua thiệt chủ yếu về phía nông dân. Cho nên trên thị trường luôn diễn ra hiện tượng tranh mua, tranh bán mía để sản xuất đường.
Giá mía thấp, không đủ chi phí sản xuất dẫn tới thiếu hụt nguyên liệu cho nhà máy. Nông dân bỏ ruộng trồng mía sang trồng loại cây khác có lợi nhuận hơn. Việc thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía ít được quan tâm. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ đường nhập lậu, đường được trợ giá ở một số nước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, gây mất ổn định cho sản xuất mía đường ở thị trường nội địa.
Trên thực tế hiện nay, trong tổng số 41 nhà máy đường chỉ còn 24 nhà máy còn hoạt động, 14 nhà máy đã tạm ngừng hoặc không hoạt động nữa. Hiệp hội Mía đường cho đến nay đã nhận ra một trong những nguyên nhân quan trọng làm thiệt hại nặng nề ngành mía đường Việt Nam đó là vấn đề phân phối lợi ích giữa nông dân và nhà máy đường.