【soi kèo u23】Khủng hoảng nước ở Ấn Độ

时间:2025-01-10 21:39:08 来源:88Point

Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử trong khi phần lớn nguồn nước hiện bị nhiễm bẩn,ủnghoảngnướcởẤnĐộsoi kèo u23 góp phần giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm.

Vòi nước công cộng ở Old Delhi. Dù thiếu nước nhưng nguồn nước tại Ấn Độ lại bị ô nhiễm. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Narendra Modi thừa nhận nước ông đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước dài nhất lịch sử và sinh mạng của hàng triệu người có thể bị đe dọa.

Hàng chục ngàn người đã giảm bớt tắm giặt hàng ngày. Ngay cả thủ đô New Delhi, thành phố có 20 triệu dân, cũng không thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí, những cư dân ở quận Sangam Vihar phải mua nước đóng chai để uống.

Các quan chức chính phủ cho biết nguồn cung cấp nước ở New Delhi ít hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Chẳng hạn, khu đông dân cư Sangam Vihar (1,5 triệu dân) chỉ nhận được 30-40 lít nước/người/ngày so với yêu cầu 150 lít. Đáng nói là khu vực nơi các bộ trưởng, công chức hàng đầu và quân nhân sinh sống ở New Delhi vẫn được cấp 375 lít nước/người/ngày, cao hơn mức trung bình. Trong khi đó, nhiệt độ mùa hè ở thủ đô có thể tăng cao tới 45 độ C và mực nước ngầm bị suy giảm.

Theo Viện Chuyển đổi quốc gia Ấn Độ (Niti Aayog), cả New Delhi và thủ phủ phần mềm Bengaluru sẽ cạn kiệt nước ngầm vào năm 2020. Ngoài hạn hán, tình trạng trộm nước cũng khiến lượng nước cung cấp cho các hộ gia đình bị giảm 50%. Nước bị đánh cắp được bán với giá cao hơn bởi các “xe bồn mafia”.

Cuộc khủng hoảng nước làm dấy lên làn sóng biểu tình thời gian qua ở Ấn Độ. Đầu tháng 6-2018, người dân tại thành phố Jammu ở miền Bắc đã chặn tuyến tàu đi New Delhi để phản đối việc thiếu nước, hay tình hình tại bang Gujarat cũng căng thẳng khi nhiều phụ nữ đập phá các bồn chứa nước. Tại thành phố Bengaluru, hơn 10.000 nông dân mang máy kéo vào thành phố làm giao thông tê liệt hồi tháng 3-2018. Còn tại Shimla, khách du lịch được yêu cầu tránh xa thành phố này, trong khi việc vận chuyển nước phải có cảnh sát hộ tống. Cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến tranh chấp nguồn nước giữa nhiều bang.

Các vụ tranh chấp thường xuyên xảy ra ở một số vùng lân cận New Delhi khi xe bồn chở nước do chính phủ cung cấp đến tay người dân. Trong một sự cố ở Wazirpur, Tây Bắc New Delhi, ông Lal Bahadur, 60 tuổi, đã thiệt mạng do đụng độ với hàng xóm hồi tháng 3. Con trai của ông, Rahul, 18 tuổi, bị thương nặng và tử vong trong bệnh viện 1 tháng sau đó. Bà Sushila Devi, vợ của ông Bahadur, nói rằng tòa án cho phép nghi phạm tại ngoại, còn mình không đủ sức theo đuổi vụ kiện. Đầu tháng này, ông Kishan Bhadana, 45 tuổi, em trai của một chính trị gia địa phương, bị bắn chết vì tranh chấp đường ống dẫn nước ở Sangam Vihar.

Báo cáo do Bộ Quản lý tài nguyên nước Ấn Độ công bố, tổng hợp dữ liệu từ 24 bang trên toàn quốc, vẽ nên bức tranh nguy kịch của cuộc khủng hoảng nước. Theo đó, 21 thành phố của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, thành phố Bengaluru và Hyderabad, sẽ không còn nước ngầm vào năm 2020 và khoảng 40% dân số Ấn Độ thậm chí không có nước uống vào năm 2030.

Lượng nước tiêu thụ tại Ấn Độ dự kiến đạt 843 tỉ m3 vào năm 2025, so với mức hiện tại là 695 tỉ m3. Đến năm 2050, nước này sẽ cần 1.180 tỉ m3 nước trong bối cảnh nước ngầm dần cạn kiệt.

Nguồn nước ngầm, cung cấp gần một nửa nguồn nước cho Ấn Độ hiện nay, đang cạn kiệt với tốc độ đáng báo động. Ngoài ra, gần 70% nguồn nước hiện tại của Ấn Độ bị nhiễm bẩn. Việc không thể tiếp cận nguồn nước sạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm tại nước này. Do thiếu cơ sở xử lý nước, nguồn nước bẩn từ các thành phố thường bị đổ thẳng ra các dòng nước vốn là nguồn nước uống của khu vực nông thôn.

Vòng luẩn quẩn thiếu nước - khai thác nước quá mức thậm chí có thể đe dọa đến an ninh lương thực của quốc gia 1,3 tỉ dân này thời gian tới.

LONG TẤN tổng hợp

推荐内容