【đội hình ra sân psg đêm nay】Đào tạo nghề theo địa chỉ
(CMO) Quách Phẩm Bắc là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã còn lại trong huyện Đầm Dơi. Thời gian qua việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nữ được Hội LHPN xã đặc biệt quan tâm.
Từ đầu năm đến nay, hội đã phối hợp mở 4 lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ cho 140 chị em. Sau khi học nghề, đa phần chị em có việc làm ổn định.
Chị Nguyễn Kim Đính, ấp Lung Vinh, được sự quan tâm giúp đỡ của tổ phụ nữ, học lớp dạy cắt may vào đầu năm 2017. Sau khi học xong, chị mở tiệm may, thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị còn mua thêm vải về bán tại nhà nên thu nhập tăng thêm.
Nhiều chị em sau khi học nghề mở được cơ sở may tại nhà để kiếm thêm thu nhập. |
Chị Nguyễn Kim Đính cho biết: “Nhờ được học lớp đào tạo nghề mà tôi có thêm thu nhập, gia đình bớt khó khăn”.
Chị Lê Thị Thắm, ấp Lung Vinh, cũng có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chính chỉ từ làm vuông nhưng rất bấp bênh. Tranh thủ thời gian đưa con đi học, chị học thêm nghề may. Đến nay, cơ bản chị đã nắm vững được những kỹ năng trong nghề. “Học may trước hết là may đồ cho chồng con, sau đó may đồ thêm cho khách kiếm đồng ra đồng vô trang trải cuộc sống”, chị Lê Thị Thắm bộc bạch.
Tính đến nay, huyện Đầm Dơi đã mở được 34 lớp đào tạo nghề (theo Quyết Định 1956) cho 1.019 học viên, trong đó có 535 học viên nữ, đạt 100% chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2017.
Ngoài các lớp học may dân dụng, may công nghiệp, chị em còn mạnh dạn đăng ký học các lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi cua biển, nuôi tôm quảng canh cải tiến, trồng rau màu... Qua đó, nhiều chị em có được việc làm ở các công ty trong và ngoài tỉnh hoặc may gia công tại nhà. Một số áp dụng kiến thức trồng trọt, chăn nuôi vào sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Đầm Dơi Mai Trung Kiên cho biết: “Công tác đào tạo nghề cho lao động nữ được địa phương quan tâm. Nhiều chị em phụ nữ có độ tuổi khá cao cũng tham gia lớp đào tạo nghề, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ. Qua đó, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương”.
Việc đào tạo nghề cho lao động nữ vùng nông thôn là việc làm cần thiết, không những giúp chị em nắm bắt được kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, đem lại sản phẩm có chất lượng cao giúp chị em có công ăn việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho gia đình, góp phần tạo chuyển biến kinh tế tại địa phương.
Tuy nhiên, để đảm bảo lao động có được việc làm sau khi học nghề, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, thiết nghĩ cần có những giải pháp hữu hiệu hơn. Cụ thể, nên đào tạo nghề theo đặc điểm phát triển kinh tế của từng địa phương hoặc đào tạo theo địa chỉ yêu cầu. Có như thế mới không lãng phí thời gian và chi phí đào tạo./.
Cẩm Ngân
相关文章
Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
Không chỉ có vậy, camera an ninh ở cổng của gia đình bà C. còn bị2025-01-25Môi giới hối lộ, một phó phòng thuộc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt
(VTC News) - Phó Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra về dân sự lao động, kinh doanh, thương mại thuộc TAN2025-01-25Vụ án tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia: Khởi tố thêm 4 người
(VTC News) - Cơ quan điều tra khởi tố nguyên Trưởng Văn phòng Công chứng Trương Thị Nga cùng 3 bị ca2025-01-25Tạm giữ nhóm thanh niên gặp ai 'thấy ngứa mắt' là đánh, chặt biển số xe
Thích phô trương, nhóm thanh thiếu niên cầm nhiều tuýp sắt dài gắn vật sắc nhọn, 3 két vỏ chai bia,2025-01-25Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
Nhận định bóng đá Cartagena vs Leganes hôm nayCác cầu thủ Cartagena đ&ati2025-01-25Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ
(VTC News) - Ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ tron2025-01-25
最新评论