【thứ hạng của young boys】Đề nghị sửa quy chuẩn về khái niệm sữa
Khái niệm “sữa tiệt trùng” làm người tiêu dùng nhầm với sữa tươi từ nhiều năm nay.
Phiên họp giám sát của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội (Ủy ban KHCN&MT) có chủ đề: “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và sản phẩm sữa dạng lỏng”. Ông Phan Xuân Dũng,Đềnghịsửaquychuẩnvềkháiniệmsữthứ hạng của young boys Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT khẳng định nội dung cuộc họp quan trọng khi mỗi năm Việt Nam chi đến 23.000 tỷ đồng để nhập sữa và người tiêu dùng chưa phân biệt được sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng.
Nội dung quan trọng, tác động nhiều người nhưng Bộ Y tế chỉ cử một cục phó đến dự (Ban tổ chức xác nhận gửi giấy mời lãnh đạo Bộ). Đây là điều hiếm hoi trong các phiên họp giám sát ở các ủy ban của quốc hội từ khi được tổ chức.
Ông Lê Văn Giang, Cục phó An toàn thực phẩm (đại diện Bộ Y tế) kiên trì quan điểm: Khái niệm “sữa tiệt trùng” được sử dụng do đặc thù sản xuất trong nước; thành phần cấu tạo nên sữa tiệt trùng đã được nói rõ trong quy chuẩn, không gây nhầm lẫn. Ông Giang còn cho rằng, Quy chuẩn Việt Nam QCVN 5-1:2010 của Bộ Y tế ban hành (đưa ra khái niệm sữa tiệt trùng) còn chi tiết hơn tiêu chuẩn của Codex (Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ). “Không có gì khó hiểu; không có gì không phù hợp với quốc tế” – ông Giang tuyên bố.
Đồng quan điểm, GĐ điều hành Vinamilk Nguyễn Quốc Khánh cho rằng, QCVN 5-1:2010 phù hợp với Codex; không nên thay đổi để tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng; tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
“Sữa bột bị lấy mất chất bổ béo”
Khoảng 10 ý kiến của các bên liên quan phát biểu sau đó đều cho rằng khái niệm “sữa tiệt trùng” đang gây nhầm lẫn.
Viện trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thanh Sơn cho rằng: Khái niệm này làm người tiêu dùng móc hầu bao mà không biết mua được sữa bột hay tươi “Khi làm sữa bột, các hãng tách lấy chất béo rất quý trong sữa để làm sản phẩm khác. Khi làm dùng sữa bột làm lại thành sữa nước; các hãng phải bổ sung dầu thực vật, không thể bằng chất béo nguyên bản của sữa bò. Vì thế, nhầm lẫn thiệt hại rất lớn cho người dùng; đề nghị Bộ Y tế sớm sửa” – ông Sơn nói.
Tổng thư ký hội Tiêu chuẩn Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng nêu: Khái niệm “sữa tiệt trùng” chỉ thể hiện công nghệ chế biến. “Người dân đã quen với khái niệm sữa hoàn nguyên (khái niệm do Bộ KHCN ban hành để chỉ loại sữa làm từ sữa bột - PV), tại sao lại chuyển sang khái niệm sữa tiệt trùng gây khó hiểu” – ông Hùng đặt vấn đề.
Đại diện Bộ Công thương nói: “Dùng công nghệ tiệt trùng hay thanh trùng là việc của doanh nghiệp để bảo quản sữa lâu, bán được nhiều. Người tiêu dùng không cần quan tâm; cái cần là trong sữa đó có gì. Bộ Y tế cần sửa lại”.
Ông Hoàng Công Trang, Phó Tổng GĐ Tập đoàn TH (sở hữu nhãn sữa TH true MILK) xác nhận Bộ Y tế giải thích rất rõ khái niệm trong quy chuẩn. Tuy nhiên, theo ông này, người tiêu dùng không đọc phần “giải thích khái niệm” mà chỉ đọc khái niệm ngắn gọn ghi trên hộp sữa và đây chính là nguyên nhân có thể khiến gây nhầm lẫn.
Đại biểu QH Trần Thị Quốc Khánh nói, bản thân bà đến cuộc họp này mới biết mình bị nhầm lẫn. “Tiếng Việt rất dễ hiểu; sữa bột là sữa bột, sữa tươi là sữa tươi. Cũng không nên gọi sữa tiệt trùng là sữa hoàn nguyên; đây thực chất là sữa nước pha lại từ sữa bột” – bà Khánh nói. Bà Khánh cho biết, nếu Bộ Y tế không nhanh chóng sửa sẽ gửi văn bản đề nghị chính thức. Hai đại biểu của Ủy ban KHCN tham gia phát biểu cũng đề nghị thay đổi để tránh nhầm lẫn.
Ông Vũ Ngọc Quỳnh, GĐ Văn phòng Codex Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, được mời phát biểu theo gợi ý của ông Lê Văn Giang – Cục An toàn thực phẩm) cũng khẳng định: Quy chuẩn của Bộ Y tế không theo tiêu chuẩn của Codex (Cũng tương tự như tiêu chuẩn Việt Nam, chia “sữa tiệt trùng” thành “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại” - PV).
Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT cho biết: Sẽ trình ra Ủy ban KHCN&MT, đề nghị Bộ Y tế sửa đổi quy chuẩn.
Ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Mỗi người Việt Nam sử dụng 18 lít sữa/năm; trong khi Thái Lan 34 lít/người/năm, Singapore 45, Ấn Độ 46, Anh 112. Ở các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... sữa dạng lỏng được sản xuất từ 100% sữa tươi. Hiện, Việt Nam chỉ có 28,3% là sữa tươi. |
TheoTiền phong
Giá sữa cho trẻ dưới 2 tuổi: Bộ bảo giảm, đại lý cứ tăng
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/62b792365.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。