【thứ hạng của jong psv】13 đoàn tàu Cát Linh

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết,đoàntàuCáthứ hạng của jong psv bắt đầu từ ngày mai (12/12), toàn bộ hệ thống tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành thử trong vòng 20 ngày và kéo dài đến 31/12.

13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức vận hành thử vào sáng 12/12
Từ sáng mai 12/12, toàn bộ 13 đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thử trong 20 ngày, để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.

Theo đó, 9/13 đoàn tàu (ba tàu dự phòng) sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ sáng đến 23 giờ hàng ngày, theo hai hướng từ đầu tuyến đến cuối tuyến (Cát Linh – Yên Nghĩa).

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, trong thời gian vận hành thử, Tổng thầu Trung Quốc sẽ hướng dẫn các nhân sự Việt Nam (được đào tạo tại Trung Quốc) thực hiện vận hành dự án.

Quá trình này, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, tư vấn độc lập Pháp (Liên danh Apave - Certifer – Tricc, do Việt Nam thuê), chủ đầu tư sẽ cùng giám sát và đưa ra đánh giá an toàn, kỹ thuật khai thác.

Trong đó, tư vấn Pháp sẽ có những đánh giá riêng. Nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, an toàn thì tư vấn Pháp mới cấp chứng chỉ cho dự án. Căn cứ chứng chỉ này, Bộ GTVT sẽ bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.

Trong thời gian vận hành thử, Tổng thầu Trung Quốc sẽ hướng dẫn các nhân sự Việt Nam (được đào tạo tại Trung Quốc) thực hiện vận hành dự án.
Trong thời gian vận hành thử, Tổng thầu Trung Quốc sẽ hướng dẫn các nhân sự Việt Nam (được đào tạo tại Trung Quốc) thực hiện vận hành dự án.

“Thời gian vận hành thử này nhằm phục vụ tiếp tục đánh giá an toàn sự vận hành của toàn hệ thống, cũng như phục vụ nghiệm thu dự án. Ngay trước khi hệ thống được đưa vào vận hành thử, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tổng thầu và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội, đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác, vận hành) cùng đi kiểm tra hiện trường dự án”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các nhà ga, các hạng mục kiến trúc xây dựng đã hoàn thành, thiết bị chuyên ngành, hệ thống thang máy bên trong ga, camera, đèn chiếu sáng, loa phát thanh...trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Các biển chỉ dẫn tại ga, trên tàu được dùng bằng song ngữ tiếng Việt và Anh.

Các biển chỉ dẫn tại ga, trên tàu được dùng bằng song ngữ tiếng Việt và Anh.
Các biển chỉ dẫn tại ga, trên tàu được dùng bằng song ngữ tiếng Việt và Anh.

Theo lãnh đạo Metro Hà Nội, đội ngũ lái tàu và các vị trí công việc khác đã sẵn sàng cho công tác vận hành thử toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trước ngày chính thức vận hành thử, theo đề cương được phê duyệt, tổng thầu chạy thử đoàn tàu 8 ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài hơn 13 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, tối đa 1.326 người, vận tốc thiết kế 80km/h, vận tốc khai thác thương mại trung bình 35km/h.

Dự kiến vào cuối tháng 1-2021, Bộ GTVT sẽ thực hiện các thủ tục bàn giao dự án cho TP Hà Nội khai thác thương mại.
Dự kiến vào cuối tháng 1-2021, Bộ GTVT sẽ thực hiện các thủ tục bàn giao dự án cho TP Hà Nội khai thác thương mại.

Dự kiến khi đi vào khai thác ở giai đoạn đầu tần suất chạy tàu 6-7 phút/chuyến, về sau sẽ nâng lên 2-3 phút/chuyến, mỗi giờ vận chuyển tối đa được 28.500 hành khách.

Nhân sự vận hành toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông dự kiến gần 700 người. Trong đó, có 200 người được đào tạo ở Trung Quốc.

Thời gian qua, dù dự án đã hoàn thành công tác xây dựng, tuy nhiên, trong quá trình nghiệm thu, đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu. Vì vậy, tư vấn Pháp đề xuất thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng (tương đương 552 triệu USD). Quá trình thực hiện, dự án được điều chỉnh lên 18.000 tỉ đồng (tương đương 868 triệu USD). Dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị hơn 669 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam hơn 198 triệu USD.

Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Thời hạn bảo hành dự án là 2 năm.

Dự án đã được đóng điện toàn hệ thống vào cuối tháng 7/2018. Từ 20/9/2018, dự án vận hành thử toàn bộ hạng mục (gồm đoàn tàu và 11 thiết bị liên quan) và khai thác thương mại sau khi chạy thử 3-6 tháng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được đưa vào khai thác./.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
下一篇:Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'