Một trong những điểm mới được thể hiện rõ trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là cách tiếp cận việc xác định mục tiêu chiến lược phát triển đất nước. Cụ thể,ầmnhigravenchiếnlượcvềmụctiecircuphaacutettriểkết quả trận chivas trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, tại nội dung dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2015-2020, như sau: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII còn đề ra 12 nhiệm vụ tổng quát cho cả nhiệm kỳ và các chỉ tiêu quan trọng phấn đấu đạt được trong 5 năm 2015-2020, đối với các lĩnh vực: Kinh tế; xã hội; môi trường. Về kinh tế, dự thảo báo cáo tại Đại hội XII đã đề ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25-30%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4-5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%. Còn trong dự thảo báo cáo tại Đại hội XIII đề ra mục tiêu cụ thể vừa ngắn gọn vừa mang tính khái quát cao và phù hợp tình hình thực tế của đất nước cũng như xu hướng của thời đại. Theo đó, về mục tiêu cụ thể, dự thảo báo cáo tại Đại hội XIII ghi rõ, đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Như vậy, so với mục tiêu tổng quát nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XII, ở phần mục tiêu tổng quát trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII đã có sự đổi mới. Cụ thể, ở thành tố đầu là “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh…” của Đại hội XII đã được bổ sung thành “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện…”. Tức là không chỉ có mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, mà cùng với đó là xây dựng cả hệ thống chính trị cũng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Đặc biệt, mục tiêu tổng quát trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII đã bổ sung một thành tố hoàn toàn mới, đó là: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại”. Đây là sự thể hiện khát vọng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Với việc xác định mục tiêu như nêu trên, Đảng ta đã xây dựng theo cách tiếp cận mới: trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập phù hợp với cách tiếp cận của thế giới hiện nay. Vì theo phương pháp tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) thì thu nhập bình quân thấp là dưới mức 4.045 USD/người/năm; thu nhập trung bình từ 4.045-12.535 USD/người/năm; thu nhập cao trên 12.535 USD/người/năm (số liệu này được WB công bố ngày 1-7-2020). Tại dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII thì dự kiến, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt khoảng từ 4.700-5.000 USD. Như vậy, đến năm 2025 nước ta sẽ vượt qua mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chí của WB. Dự kiến đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD. Như vậy, đến năm 2030, nước ta có thu nhập trung bình cao; đồng thời, đến năm 2045 có thu nhập cao là mục tiêu hoàn toàn khả thi. |