Nhưng có lẽ,Đểtàisảncôngmanglạinguồnlựctàichínhmạnhmẽchođấtnướkq bóng đá nữ mexico phần thưởng lớn lao nhất và có ý nghĩa hơn tất thảy với họ chính là kỳ vọng, khi luật đi vào cuộc sống, sẽ kiểm soát tốt hơn việc sử dụng TSC và đem lại nguồn lực tài chính cho đất nước. Đánh giá kỹ lưỡng để luật không “va” nhau Ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (QLCS), Bộ Tài chính đã mở đầu câu chuyện như thế, khi nói về quá trình xây dựng dự thảo Luật Quản lý, sử dụng TSC. Ông cho biết, đây là thành quả của nhiều tập thể, cá nhân và mình được vinh dự đóng góp một phần trong đó. Dự án luật được “thai nghén” từ khi Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên chế định về “tài sản công” được quy định tại Hiến pháp. Tập thể lãnh đạo Cục QLCS đã bàn và thống nhất thành lập Tổ công tác để nghiên cứu việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) 2008. Trong quá trình nghiên cứu, Cục QLCS đã tiếp cận được tài liệu ghi lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Lời của Bác cho chúng ta đánh giá một cách toàn diện về vị trí của TSC với 2 trụ cột quan trọng: Nền tảng và vốn liếng. Mà vốn liếng chính là nguồn lực tài chính. “Sau khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi đã xác định mục tiêu của luật mới phải đạt được đồng thời 2 yếu tố này”, ông Thịnh chia sẻ. Mục tiêu đã có, các cán bộ của Cục QLCS bắt tay ngay vào nghiên cứu thực trạng quản lý TSC thời gian vừa qua; hệ thống pháp luật của Việt Nam có liên quan và kinh nghiệm của quốc tế. Quá trình đó cho thấy rằng, công tác quản lý TSC ở Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu mới tập trung vào yếu tố nền tảng, chưa chú trọng yếu tố nguồn lực của TSC. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của nhiều nước, bên cạnh yếu tố nền tảng, làm cơ sở vật chất cho các hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, TSC còn được coi là nguồn lực hết sức quan trọng có thể khai thác để trước hết là phục vụ cho các hoạt động của chính các cơ quan, đơn vị đó, đồng thời tạo nguồn lực tài chính cho nhà nước để phục vụ các mục tiêu chung của đất nước, cũng như đời sống nhân dân. Thử thách tiếp theo mà những người xây dựng luật phải đối mặt là phạm vi TSC quy định tại Hiến pháp năm 2013 rộng hơn rất nhiều so với phạm vi TSNN được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng TSNN 2008. Nghĩa là TSNN theo luật cũ chỉ là một bộ phận trong tổng thể TSC của quốc gia. Tuy nhiên, các TSC khác hiện nay được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và do nhiều cơ quan thực hiện quản lý. Do vậy, việc xây dựng luật làm sao để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như có một đầu mối thống nhất để quản lý TSC là một việc rất khó. Nếu quy định không khéo sẽ luật “va” luật, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung hàng loạt luật có liên quan. Nhưng nếu không có những nguyên tắc chung trong quản lý và đầu mối quản lý thì công tác quản lý TSC sẽ mãi phân tán ở nhiều hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý khác nhau. Để giải quyết vấn đề đó, Cục QLCS đã cùng với các chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp luật đánh giá rất kỹ các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Hơn 70 luật, bộ luật cùng nhiều văn bản dưới luật đã được tổng hợp, rà soát, đánh giá một cách cẩn trọng nhằm tìm ra “sợi dây” chung nhất kết nối giữa các luật và “khoảng trống” pháp luật. Vì lẽ đó, dự thảo luật khi được trình lên Quốc hội đã đảm bảo được tính thống nhất, không dẫn tới xáo trộn hệ thống pháp luật hiện hành. Hay nói như chuyên gia Nguyễn Trọng Nghĩa là dự thảo đã tạo ra được một “góc bù pháp luật”. Luật sẽ ngăn chặn việc làm sai và quyết sai ngay từ đầu Nói về Luật Quản lý, sử dụng TSC, ông Thịnh cho biết, khi xây dựng và hoàn thiện dự thảo luật, nhiều vấn đề nóng được báo chí, dư luận xã hội cũng như các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm như: Vấn đề sau khi được đầu tư xây dựng trụ sở mới nhưng không bàn giao lại trụ sở cũ; tình trạng tiếp nhận, sử dụng xe ô tô của các doanh nghiệp biếu, tặng cho các cơ quan nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức; hay như vấn đề bán thanh lý xe ô tô công… Tất cả các vấn đề trên đều được đặt ra để trao đổi thảo luận một cách thẳng thắn, có trách nhiệm để cùng tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Sau hơn 3 năm “thai nghén”, với nhiều lần chỉnh sửa, tháng 9/2016, bản dự thảo Luật Quản lý, sử dụng TSC hoàn chỉnh đã được trình lên Quốc hội. Khi được Quốc hội khóa XIV thông qua, luật đã giải quyết tất cả các vấn đề nóng nêu trên. Theo đó, các cơ quan, đơn vị khi đã được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng trụ sở mới, bắt buộc phải trả lại trụ sở cũ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân biếu tặng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; buộc phải xác định lại giá trị tài sản khi được cho, tặng để tránh việc kê khai giá tài sản thấp cho “phù hợp” với tiêu chuẩn, định mức. Hay như đối với trụ sở làm việc, xe ô tô khi thực hiện bán, thanh lý bắt buộc phải áp dụng đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, không thực hiện bán chỉ định… Ông Thịnh cho biết, việc xây dựng luật và các văn bản chi tiết hướng dẫn luật chỉ là bước tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý TSC. Tuy nhiên, trong Luật và trong các nghị định hướng dẫn đều quy định các điều kiện ràng buộc để đảm bảo việc quản lý được chặt chẽ. Đơn cử như vấn đề thẩm định, vấn đề giám sát của các cơ quan chức năng, của cộng đồng, giám sát của các cán bộ công chức, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị… Kinh nghiệm quản lý, sử dụng TSC trong thời gian vừa qua là việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện song song với quá trình quản lý, sử dụng tài sản thì mới ngăn chặn được kịp thời các hiện tượng sử dụng không đúng. Theo ông Thịnh, sử dụng TSC nếu đã quyết sai và làm sai thì việc khắc phục hậu quả sau này rất khó. Một tài sản là nhà đất hoặc văn phòng nếu cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng, lúc thu hồi và chấm dứt cho thuê, liên doanh, liên kết sẽ rất khó khăn. Tương tự như một trụ sở, ngay từ khâu lập dự án, thiết kế đã vượt định mức, khi xây dựng xong, sau này sẽ rất khó “đẽo gọt” lại cho vừa định mức. Điều này sẽ dẫn đến lãng phí, thất thoát TSC. Do đó, Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra các quy định nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình hình thành, sử dụng và xử lý TSC, trong đó chú trọng việc kiểm soát tiêu chuẩn, định mức ngay từ khâu đầu. Luật đã có, các nghị định, quyết định hướng dẫn cũng đã có, nhưng theo Cục QLCS, việc đưa một quy định mới vào cuộc sống cần phải có quá trình và thời gian để tạo ra nhận thức mới trong các cơ quan, đơn vị được giao quản lý TSC. Luật Quản lý, sử dụng TSC sẽ làm thay đổi thói quen, cách làm cố hữu bấy lâu nay trong quản lý và sử dụng TSC. “Quá trình này phải có một thời gian, nhưng nhất định công tác quản lý phải hướng tới mục tiêu công khai, minh bạch, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đúng như mục tiêu khi xây dựng Luật đã đề ra”, ông Thịnh cho biết. Vân Hà |