Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp,àynàynămxưaBộCôngThươngphêduyệtQuytrìnhvậnhànhhồchứathủyđiệnHồiXuâdu doan bing da giới thiệu những sự kiện ngày 21/2 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 21/2.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 21/2/1936:Ngày sinh nhà thơ, nhà báo Nguyễn Mỹ
Ông quê ở tỉnh Phú Yên, hy sinh nǎm 1971 ở tỉnh Quảng Nam. Ông đi bộ đội từ nǎm 16 tuổi, rồi tập kết ra miền Bắc, nổi tiếng với bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” (nǎm 1964). Đến nǎm 1968, trở về miền Nam, làm phóng viên mặt trận, hoạt động ở Ban tuyên truyền vǎn nghệ khu V. Ngoài làm thơ, ca dao, Nguyễn Mỹ còn vẽ, sáng tác nhạc, viết bút ký.
Ngày 21/2/1950:Khai mạc Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc.
Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc - Ảnh: QĐND |
Hơn 400 đại biểu của Bắc - Trung - Nam về dự, nêu cao quyết tâm “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Đại hội đã đặt cơ sở thống nhất tư tưởng và hành động cho thanh niên, định rõ nhiệm vụ và địa vị của thanh niên trong giai đoạn chuyển mạnh sang tổng phản công. Tại đại hội đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng đã nói chuyện về “Lý tưởng của thanh niên Việt Nam”.
Ngày 21/2/1981:Nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận qua đời.
Từ nǎm 1937 ông vào sống ở Gia Định bắt đầu sáng tác vǎn học đǎng trên các báo ở Sài Gòn. Nǎm 1943, ông trở ra Hà Nội, viết báo, làm thơ, soạn kịch. Từ nǎm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, có sáng kiến thành lập tạp chí Sân khấu và nhà xuất bản Hoa Lư ở Hà Nội. Sau đó làm việc ở đài Tiếng nói Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc. Lưu Quang Thuận là tác giả nhiều vở kịch thơ được công chúng tán thưởng như: Yến Ly, Lê Lai đổi áo, Kiều Công Tiễn, Hoàng Hoa Thám, Nàng Si Ta, Tấm Cám, Mối tình Điện Biên và các tập thơ: Tóc thơm, Việt Nam yêu dấu, Lời thân ái, Mừng đất nước, Cảm ơn thời gian...
Ngày 21/2/1995:Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 1971/LB-TM-XD quy định về điều hành nhập khẩu xi măng năm 1995.
Ngày 21/2/1997:Bộ Thương mại ban hành Thông tư 02-TM/XNK về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số mặt hàng nhập khẩu.
Ngày 21/2/1997: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 283/1997/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Kim khí Đông Anh vào Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Ngày 21/2/2000:Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 05/2000/TT-BTM về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 241/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000.
Ngày 21/2/2003: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2003/QĐ-TTg về Quy chế làm việc của Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế.
Ngày 21/2/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 06/2003/QĐ-BCN về việc thành lập Ban chỉ đạo Năm an toàn Công nghiệp 2003 và Tuần lễ Quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ.
Ngày 21/2/2005:Bộ Thương mại ban hành Công văn số 0765/TM-PC về việc cập nhật các quy định về cấp chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi và danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Ngày 21/2/2017:Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 507/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực,…
Ngày 21/2/2018: Bộ Công Thương ban hành Công văn số 1377/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Ngày 21/2/2018:Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 590/QĐ-BCT Công bố Danh mục văn hản quy phạm pháp luật hết hiệu lưc toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2018.
Nhà máy thủy điện Hồi Xuân |
Ngày 21/2/2019: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 360/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân.
Ngày 21/2/2022:Bộ Công Thương ban hành Công văn số 791/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Sự kiện quốc tế
Ngày 21/2/1972:Luna 20, tàu vũ trụ không người lái của Liên Xô đáp xuống Mặt Trăng.
Ngày 21/2/1973:Hiệp định Viêng Chǎn về hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào được ký kết giữa chính quyền Viêng Chǎn thân Mỹ và Mặt trận Lào yêu nước do những người Cách mạng Lào lãnh đạo. Việc ký kết Hiệp định Viêng Chǎn đã đồng thời kết thúc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đối với đất nước Triệu voi, mở ra con đường mới cho nhân dân các bộ tộc Lào. Thắng lợi này cũng là thắng lợi của phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương.
Ngày 21/2/1984:Nhà vǎn lừng danh thế giới Mikhain Sôlôkhốp qua đời.
Nhà vǎn Mikhain Sôlôkhốp - Ảnh: QĐND |
Ông sinh nǎm 1905 ở tỉnh Rôxtôp của nước Nga. Khi Cách mạng tháng Mười bùng nổ và nội chiến, ông tham gia Hồng quân, đi khắp vùng sông Đông và những nǎm tháng bão táp đó đã in sâu trong tâm trí nhà vǎn. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông mà bạn đọc rất yêu mến là các bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” và “Đất vỡ hoang” đều được đưa lên màn ảnh. Riêng “Sông Đông êm đềm” được dịch ra hàng chục thứ tiếng, được coi là một trong những tác phẩm cổ điển ưu tú nhất của nền vǎn học thế giới hiện đại. Nhà vǎn Mikhain Sôlôkhốp đã được giải thưởng Nôben về Vǎn học nǎm 1965.
Ngày 21/2/1995:Steve Fossett hạ cánh xuống Leader, Saskatchewan, Canada để trở thành người đầu tiên một mình bay qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 21/2/1931:Nguyễn Ái Quốc viết “Thư gửi Ban phương Đông” báo tin Lý Tự Trọng sau khi bắn chết mật thám Lơgrăng (Legrand) ở Sài Gòn đã bị bắt và khó thoát khỏi án tử hình và yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp “tổ chức biểu tình đòi thả đồng chí ấy ra” và đề nghị Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Công hội Đỏ lên tiếng tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
Ngày 21/2/1946:Bác chủ trì phiên họp của Chính phủ bàn việc chuẩn bị thành lập Chính phủ Liên hiệp dựa trên nguyên tắc có 10 bộ chia cho 4 đảng phái, mỗi đảng 2 ghế, riêng Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng sẽ do 2 người không đảng phái giữ.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 - Ảnh: QĐND |
Cùng ngày, Bác ký sắc lệnh thống nhất các Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng trên toàn quốc thành “Việt Nam Công an vụ” nằm trong Bộ Nội vụ.
Ngày 21/2/1947:Bác Hồ ghé vào đồn điền Chi Nê (Hoà Bình) của nhà điền chủ Đỗ Đình Thiện nơi đang đặt nhà máy in tiền của Bộ Tài chính.
Bất ngờ, máy bay địch đến oanh tạc, Bác phải xuống hầm tránh bom nhưng sau đó lại tiếp tục hành trình. Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến kể lại: Ngày 21/2/1947, Cụ trở lại Chi Nê hồi 3 giờ sáng sau cuộc kinh lý Thanh Hóa. Cụ đi thăm nhà máy và lùng khắp nhà. Nơi nào bẩn thỉu bị phê bình ráo riết. Nói chuyện với anh em công nhân và tự vệ chiến đấu ở đây, Cụ đã làm cho ai nấy đều thêm tin tưởng và nỗ lực làm việc để sản xuất kháng chiến. Cụ cũng đi thăm các làng thổ (đồng bào Mường ở địa phương), vào từng nhà một và vui vẻ, thân mật nói chuyện với tất cả mọi người... Đối với lũ trẻ thơ, Cụ càng làm cho chúng rất quyến luyến. Hỏi trẻ con nào biết chữ, Cụ vui vẻ khen ngợi. Em nào không biết chữ, Cụ bảo phải bắt đầu học ngay và gọi mấy thanh niên giao trách nhiệm dạy dỗ cho đến ngày nào Cụ trở lại thì ai nấy đều phải biết chữ.
Cùng ngày Bác viết “Thư gửi đồng bào thiểu số Thanh Hoá” nêu vấn đề: “Việc dìu dắt đồng bào Thượng du, tôi trông cậy lòng ái quốc và sự hăng hái của các vị lang đạo”