Chùa Quốc Ân với kiến trúc gỗ 200 năm đang được tháo đi để làm mới trong sự tiếc nuối của nhiều người
Tháo dỡ để làm mới
Những ngày này,áochùacổtrămnătỷ số paris saint-germain những ai ngang qua cuối đường Đặng Huy Trứ (TP. Huế) sẽ chứng kiến cảnh chùa Quốc Ân, một trong những ngôi tổ đình danh tiếng với kiến trúc nhà rường rộng lớn đang được tháo dỡ để chuẩn bị cho công cuộc làm mới.
Đây được xem là ngôi tổ đình đầu tiên của thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam khởi sự từ thảo am Vĩnh Ân, do tổ sư Nguyên Thiều khai sơn vào thập niên 1680, sau đó đổi tên Quốc Ân và được triều chúa Nguyễn ban biển “Sắc tứ Quốc Ân tự”.
Một ngày đầu tháng 8, theo chân những tốp thợ tháo dỡ, chúng tôi chứng kiến cảnh triệt hạ chánh điện nhà chùa. Tại đây, khung cảnh ngổn ngang bởi toàn bộ tường bao bị đập, ngói hạ xuống xếp chất từng chồng để thuận tiện cho việc tháo dỡ hệ thống kiến trúc gỗ. Để tháo được hàng chục cột gỗ lim cùng cấu kiện, nhà chùa phải thuê xe cẩu để thực hiện từng công đoạn. Theo quan sát của phóng viên, hầu hết hệ thống gỗ còn khá nguyên vẹn.
Hay tin việc chùa tháo dỡ, có nhiều người đã tìm tới để hỏi mua ngói, phù điêu, gỗ... phục vụ cho một số công trình khác. Tuy nhiên, nhà chùa chỉ bán ngói và một vài phù điêu ô hộc, còn lại phần gỗ thì không. Đại diện nhà chùa cho rằng, có một số người đã trả giá kiến trúc gỗ vừa được tháo xuống nhưng không bán mà để dựng thay nhà hậu phía sau chánh điện.
Toàn bộ kiến trúc bằng gỗ lim, phần lớn cấu kiện nguyên bản, được dựng dưới thời Gia Long, đến nay đã hơn 200 năm. Nói về lý do không trùng tu mà quyết định làm mới đại diện nhà chùa cho rằng, một phần cấu kiện đã xuống cấp hư hỏng, việc sửa chữa sẽ rất tốn kém. Vì thế, muốn làm mới để kiên cố hơn. Việc làm mới chùa sẽ giữ nguyên kiến trúc xưa cũ, nhưng thay vào đó bằng gỗ cẩm xe, mái lợp ngói hài trên nền cũ nhưng với diện tích rộng lớn hơn trước.
Thông điệp… cho việc bảo tồn
Tương tự, trước đó hai tháng, với lý do xuống cấp không thể giữ lại Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP. Huế) cũng phải tháo dỡ toàn bộ chánh điện để làm mới. Đến thời điểm này, cơ bản cấu kiện cột, kèo, đòn tay… bằng gỗ lim mới đã được dựng lại trên nền cũ. Việc làm mới gần như hoàn toàn. Cũng với lý do như chùa Quốc Ân, theo đại diện chùa Từ Hiếu, chánh điện đã hư hỏng, xuống cấp vì mối mọt, thời tiết.
Chùa Từ Hiếu đang được xây mới
Tổ đình Từ Hiếu từ lâu trở thành một biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng do hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định lập nên vào năm 1843. Đến năm 1848 chùa được hòa thượng Hải Thượng - Cương Kỷ xây dựng quy mô hơn dưới sự hỗ trợ của triều đình, quan thái giám và Phật tử.
Theo đại diện nhà chùa, chùa đã ba lần trùng tu vào các năm 1885, 1894 và 1962, trải qua biến thiên thời gian, ngôi chánh điện nhà chùa xuống cấp nghiêm trọng, phần bê tông, ngói gạch rơi rớt, phần gỗ cũng hư hỏng nặng… Trước thực trạng đó, chùa đã họp và đi đến thống nhất đại trùng tu chánh điện để thuận lợi cho việc tôn trí các tôn tượng được an toàn, nghiêm trang hơn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai chùa Quốc Ân và Từ Hiếu dù chưa xếp hạng di tích nhưng đã nằm trong danh mục 153 công trình, địa điểm được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ (tại quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 8/10/1993).
Nhắc đến việc làm mới những ngôi cổ tự trong thời gian qua, TS Trần Đình Hằng, Trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế tỏ ra tiếc nuối và cho rằng, đập đi để xây mới là nhu cầu muôn đời, nhưng không phải cái gì cũng nên đập bỏ. TS Hằng cho rằng nhà chùa có cái lý riêng, và họ cũng không sai. Nhưng nhìn nhận tổng thể thì ở hai ngôi chùa nói trên vô cùng có giá trị về mặt văn hóa, đánh dấu giai đoạn phát triển của Phật giáo trên vùng đất Huế.
“Việc làm mới chánh điện ở hai ngôi chùa ấy là một thông điệp trong việc bảo tồn kiến trúc văn hóa nói chung và kiến trúc văn hóa Phật giáo nói riêng. Từ đó, tôi nghĩ chủ thể đại diện di sản và đại diện cho quản lý nhà nước về mặt di sản cần ngồi lại với nhau để tìm hướng giải quyết hợp lý nhất”, TS Hằng nhấn mạnh và đề nghị đã đến lúc cần thống kê, phân loại chùa cổ để xếp hạng càng sớm càng tốt.
Trước đó, trong quá trình trùng tu Diệu Đế Quốc tự đã có rất nhiều tranh luận liên quan nên hay không nên hạ giải chánh điện cũ nơi có bích họa nổi tiếng “Long Vân Khế Hội” trên trần? Sau rất nhiều thời gian nghiên cứu, đắn đo, các cơ quan chức năng cùng nhà chùa đã đi đến quyết định giữ lại ngôi chánh điện cũ để bảo tồn bức bích họa nổi tiếng “Long Vân Khế Hội”. |
Bài, ảnh: Phan Thành