VHO - Nhờ phát huy hiệu quả nên nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đang dần trở thành sản phẩm trong việc phát triển du lịch cộng đồng,ởisắcnhờdulịchcộngđồsố liệu thống kê về norwich gặp blackburn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con.
Nét văn hóa độc đáo
Đã thành thông lệ, những người phụ nữ Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình cùng nhau dệt vải, in hoa văn trước hiên nhà khi đã xong công việc đồng áng. Ngay từ nhỏ, những người phụ nữ Dao Tiền đã được truyền dạy nghề in hoa văn sáp ong trên vải và dệt thổ cẩm từ các bà, các mẹ trong làng.
Khi đã thuần thục, họ sẽ tự tay dệt vải, in hoa văn để tạo nên bộ trang phục truyền thống của mình. Mặc dù các trang phục hiện đại đã được sử dụng rộng rãi hơn nhưng đối với phụ nữ Dao Tiền, việc tự tay làm nên bộ trang phục truyền thống vẫn vô cùng quan trọng.
Quy trình để làm ra từng sản phẩm ưng ý cũng đòi hỏi rất khắt khe. Người Dao Tiền dùng kỹ thuật “nhuộm bao vải” để tạo hoa văn bằng cách che chắn trước một phần vải để tạo hoa văn trước khi nhuộm.
Trước đó, sáp ong được đun nóng và lọc bỏ tạp chất. Hoa văn được vẽ trên nền vải trắng bằng những dụng cụ tự chế là các ống tre có đường kính to, nhỏ khác nhau (từ 1,5cm - 2cm) để in các hình tròn.
Khi sáp ong khô thì đem nhuộm chàm nhiều lần, ngày đem phơi nắng, đêm ngâm chàm. Cuối cùng, tấm vải sẽ được nhúng vào nước sôi, sáp ong bị tan ra và hiện lên các hoa văn trên nền chàm.
Các tấm vải sau khi hoàn thành sẽ thêu thêm họa tiết, nhuộm thêm màu sau đó được may tỉ mỉ để tạo nên một bộ trang phục hoàn chỉnh. Trung bình, phụ nữ Dao Tiền sẽ dành từ ba tháng tới một năm để hoàn thiện bộ trang phục truyền thống. Nhờ kết hợp kỹ thuật nhuộm bao vải và thêu nên trang phục người Dao Tiền mang vẻ đẹp đặc trưng hiếm đâu có được.
Bà Đặng Thị Diệu, ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám cho biết: “Phụ nữ Dao Tiền rất thích mặc trang phục truyền thống, mỗi khi có dịp lễ, Tết, đám cưới, phụ nữ Dao Tiền đều chuẩn bị trang phục thật đẹp. Tôi cũng rất tự hào khi khoác lên trang phục truyền thống của dân tộc mình”.
Không chỉ sản xuất vải phục vụ đời sống sinh hoạt, người Dao Tiền còn mang những sản phẩm thủ công bày bán tại chợ phiên địa phương, phố đi bộ Cao Bằng để quảng bá, tăng thêm thu nhập.
Để hỗ trợ người Dao Tiền yên tâm bám nghề, năm 2017, UBND xã Hoa Thám đã thành lập Xưởng thêu thổ cẩm xóm Nà Chắn với 17 thành viên.
Tổ trưởng của Xưởng thêu, chị Triệu Thị Ním chia sẻ: “Các thành viên của Xưởng thêu ngoài việc tạo ra sản phẩm thổ cẩm truyền thống còn là những nghệ nhân tâm huyết luôn sẵn sàng truyền dạy cho thế hệ trẻ học nghề.
Sau những lần đi tham quan, học hỏi từ các địa phương trong và ngoài tỉnh, chị em đã sáng tạo nên những mẫu mã mới, cách làm mới như móc chìa khóa, khăn trải bàn, ba lô, túi đựng điện thoại…vì thế sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, mẫu mã đa dạng được người tiêu dùng ưa thích”.
Những chuyển biến tích cực
Những năm gần đây, nhiều xã tại huyện Nguyên Bình như “thay da đổi thịt” nhờ kết hợp nghề thủ công truyền thống với du lịch cộng đồng. Trong đó, xóm Hoài Khao, xã Quang Thànhlà điểm sáng ttrong phát triển du lịch cộng đồng. Đây là nơi sinh sống của 34 hộ với gần 200 khẩu, tất cả là người Dao Tiền. Vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có, một quần thể núi, đồi, thung lũng, suối và những đồng lúa mênh mông.
Được đưa vào hoạt động từ 4.2022, tới nay điểm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao đã giúp quảng bá nghề thủ công của dân tộc Dao Tiền tới hàng nghìn du khách trong và ngoài nước.
Nhằm thực hiện hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều chính sách tại xóm Hoài Khao.
Không chỉ đẩy mạnh các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng tại xóm Hoài Khao, tuyên truyền, bồi dưỡng cho người dân kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng mà còn tổ chức cho người dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các làng du lịch cộng đồng trong tỉnh như Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh, làng nghề rèn Phúc Sen, làng nghề làm hương Phia Thắp, huyện Quảng Hòa… tập huấn kỹ năng tiếp đón, phục vụ khách du lịch.
Nhờ những chính sách hiệu quả, kịp thời, đời sống của người dân Dao Tiền tại Cao Bằng có nhiều chuyển biến lớn, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, từng bước phát triển kinh tế.
Anh Lý Hữu Nhất, chủ homestay Nhất Nhất chia sẻ: “Từ khi xóm Hoài Khao trở thành Điểm du lịch cộng đồng, đời sống của gia đình tôi tốt lên rất nhiều. Không còn phải làm nhiều công việc chân tay mệt nhọc. Nhờ khách du lịch mà các sản phẩm thủ công do gia đình tôi sản xuất cũng tiêu thụ nhanh hơn.”
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời xác định phương châm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc.
Với tiềm năng vốn có, hy vọng trong tương lai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sẽ có thêm nhiều điểm sáng du lịch cộng đồng.