游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:34:02
Nợ công sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công được cắt giảm hợp lý và có hiệu quả,ĐầutưcôngdàntrảisẽtănggánhnặngtrảnợcủaChínhphủgiải u21 anh đặc biệt việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn (2016 - 2020) trước hết phải dựa trên kế hoạch tài chính trung hạn.
Sức ép vốn vay đầu tư công lớn
Theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), hiện nay nguồn vốn cho đầu tư công chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN); trái phiếu chính phủ; vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ. Trên 98% nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được sử dụng cho đầu tư công, bao gồm: Sử dụng cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của NSNN và cho vay lại một số dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn theo quy định của Luật Quản lý nợ công, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và làm thay đổi cơ bản về năng lực của các hệ thống này ở cấp quốc gia, vùng và lãnh thổ, góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng vốn vay còn dàn trải, tập trung vào mở rộng quy mô, mở rộng diện, vẫn còn tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu dẫn đến tăng mức vay công.
Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 25 -30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5 - 6 tỷ USD/năm, tăng 14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55% - 66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngoài; trong đó khoảng 70% lượng vốn sẽ áp dụng hình thức cấp phát từ NSNN cho đầu tư công.
Bộ Tài chính cho biết, tính đến cuối năm 2020 dự báo dư nợ vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài đạt khoảng 55 tỷ USD, chiếm khoảng 26% dư nợ công và 15% GDP. Đây là nguồn vốn vay quan trọng được đầu tư vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều tra và tổng hợp, thì nhu cầu vốn đầu tư công hiện nay rất lớn, lên tới 4 triệu tỷ đồng, gấp 20,5 lần kế hoạch 2011-2015 và gấp hơn 2 lần so với khả năng cân đối vốn trong giai đoạn 2016 - 2020 là 1,846 triệu tỷ đồng.
Nhìn từ góc độ quản lý nợ công, thì với áp lực nhu cầu đầu tư trên, trong khi khả năng của NSNN còn hạn chế (bố trí khoảng 50% nhu cầu đầu tư công) thì sức ép về vốn vay cho đầu tư công là rất lớn, cần phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn nợ công. Đồng thời phải đẩy mạnh áp dụng các hình thức đầu tư khác nhau để giảm áp lực lên NSNN và nợ công.
Nợ công: Chú trọng tính an toàn và hiệu quả
Vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là kiểm soát độ an toàn của nợ công. Việc đặt ra các chỉ tiêu giới hạn về trần nợ công cũng là một cơ sở để kiểm soát sự an toàn của nợ công. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản nợ công; khả năng trả nợ từ chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay từ phía thị trường.
Về tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ nợ công: Trong năm 2015, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát nợ công như: Tổng kết và hoàn chỉnh cơ chế chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát; thắt chặt các điều kiện bảo lãnh, đổi mới cơ chế cho vay lại theo hướng tăng trách nhiệm của người sử dụng vốn và chia sẻ rủi ro... Công việc này sẽ tiếp tục và phải quyết liệt thực hiện trong các năm tới.
Về khả năng trả nợ của chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng từ thị trường: Giai đoạn 2011 -2015, chúng ta đã phải tập trung tăng huy động rất lớn từ việc phát hành TPCP trong nước cho đầu tư phát triển; điều đó hiện đang dẫn đến khó khăn như: Mức bố trí trả nợ so với tổng thu NSNN ngày càng gia tăng và phát sinh đảo nợ; trong khi thị trường vốn trong nước chưa thực sự phát triển, trước áp lực huy động vốn lớn đã dẫn đến phải huy động vốn ngắn hạn trong những năm 2011 - 2013 và tạo áp lực trả nợ vào các năm 2015 - 2017.
Như vậy, ông Võ Hữu Hiển cho rằng, vấn đề đặt ra cho giai đoạn hiện nay cũng như 5 năm tới, trong bối cảnh NSNN còn nhiều khó khăn và diễn biến kinh tế thế giới, trong nước còn nhiều biến động khó lường, thì mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn nợ công” phải được đặt lên hàng đầu.
Vốn nhà nước chỉ là “vốn mồi”
Để đầu tư công trung hạn gắn với năng lực thực tế của NSNN (hay còn gọi là khả năng cân đối NSNN) trước hết phải dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính, ngân sách 5 năm (2016-2020). Việc huy động các nguồn vốn vay cho đầu tư công phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển; phải bám sát các mục tiêu của Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đảm bảo các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và mức bội chi NSNN trong giới hạn cho phép.
Nghị quyết Đại hội Đảng 12 đã quy định “bình quân năm 2016 - 2020 bội chi phải giảm xuống 4% GDP”, để đảm bảo khả năng trả nợ của NSNN. Đồng thời kết hợp giảm bảo lãnh Chính phủ để từng bước giảm dần quy mô nợ công.
Giải pháp khá hiệu quả nữa là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công (ICOR). Trong giai đoạn 2011 - 2015 vào khoảng 31% - 32% GDP, trong đó tăng trưởng bình quân chỉ đạt 5,9%, chỉ số ICOR khoảng 5%, có nghĩa là 5 đồng vốn mới tạo ra 1 đồng tăng trưởng. Chính vì vậy cần có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nhằm tạo ra tăng trưởng bền vững.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tài chính, đầu tư công không nên dựa vào quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách. Vốn ngân sách chỉ là vốn mồi cho các cơ sở tư nhân, các lĩnh vực thu hút được nguồn lực từ doanh nghiệp trong nước đầu tư. Chính vì vậy phải xã hội hóa đầu tư, giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước. Tăng trưởng phải gắn với tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật chứ không chỉ dựa vào vốn.
Khánh Huyền
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接