【lịch c1 châu âu】Mua bán trên vỉa hè thử sức chính quyền đô thị

 人参与 | 时间:2025-01-27 04:04:22

Rảo quanh một vòng nội ô thành phố Vị Thanh sẽ thấy nhiều biển “cấm mua bán”,ỉahthửsứcchnhquyềnđthịlịch c1 châu âu hầu như phường nào cũng có, ít hay nhiều thôi.

Ở phường I, chỉ gần dốc cầu Lữ Quán đã có nhiều biển cấm như vậy hai bên vỉa hè; ở phường IV là cấm một số nơi trên đường Lê Hồng Phong, đường Nguyễn An Ninh; ở phường VII thì cấm mua bán cặp bờ kè kênh xáng Xà No…

Đặt nhiều biển cấm như thế cho thấy chính quyền địa phương rất quan tâm đến mỹ quan đô thị, không để người dân tập trung trao đổi hàng hóa một cách tự phát, bát nháo, mà là phải có nơi có chỗ đàng hoàng.

Đặt nhiều biển cấm như thế cũng thể hiện thái độ dứt khoát của cơ quan chức năng về quản lý trật tự đô thị - một đô thị tỉnh lỵ thì phải dần xứng tầm trong tổ chức giao thương…

Và nhiều biển cấm như thế cũng cho thấy bất cập trong quản lý đô thị?

Rảo quanh một vòng nội ô thành phố Vị Thanh sẽ thấy nhiều biển “cấm mua bán” và hầu như chỗ nào cấm là chỗ đó lại có người dân bày hàng ra bán, người mua cũng đầy.

Ở đường Nguyễn An Ninh, giữa 2 biển cấm mua bán là 5-7 “tiểu thương” cứ xế chiều là bày nông sản ra bán, người mua không ít.

Ở đường Lê Hồng Phong, chỗ chuẩn bị rẽ lên cầu Nguyễn An Ninh, có người bày bán ngay biển cấm.

Gần dốc cầu Lữ Quán cũng vậy, bán đủ thứ trên vỉa hè mặc dù biển cấm kế bên…

Chỗ nào cấm là chỗ đó có người mua bán.

Hơi tếu táo chút xíu đó là tại biển cấm mua bán được đặt trên vỉa hè thì sát đó người dân cặm bảng: “bán đất”; hay kế biển cấm trên vỉa hè là chỗ được mua bán cây giống…

Một kiểu lý lẽ truyền tai về cấm của cơ quan có thẩm quyền là khi nào không quản lý được thì cấm, nhưng lý lẽ khác của cơ quan chức năng cấm là để định hướng người dân nên hay không nên làm, ở đây là không được mua bán, trao đổi. 

Thành phố Vị Thanh đang phát triển, sức mua sức bán ngày càng lớn là điều thấy rõ. Cụ thể, chỉ mới mấy năm nay thôi, khi chợ Vị Thanh không đủ sức chứa thì tiểu thương mở rộng chỗ mua bán của mình qua bên đây cầu (phía trong chợ) và người mua cũng khá nhiều.

Có thể là chợ Phường IV, Phường VII… không chứa hết hộ tiểu thương muốn vào đây nên bà con ra ngoài bày hàng hóa mua bán. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người dân tự phát, không chấp hành hướng dẫn của ngành chức năng nên bày ra chỗ nào bán được thì cứ bày.

Có 2 vấn đề chính ở đây là lợi ích kinh tế của người dân và mỹ quan đô thị cần phải có mà chính quyền đặt ra. Để đảm bảo đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp, trật tự, an toàn và quy củ, chính quyền cấm không cho giao thương ngoài khu vực chợ; còn người dân, lợi ích trước mắt luôn phát sinh (hàng ngày) và biển cấm chỉ đặt đó, không có sự cưỡng chế nào nên không mấy lo lắng.

Giải quyết câu chuyện giữa mỹ quan đô thị và lợi ích kinh tế như vừa nói không hề dễ khi mà ở các đô thị khác vẫn đang tồn tại. Rõ ràng nhất ở Hậu Giang là cặp hai bên cầu Cái Tắc, huyện Châu Thành A và cầu Móng, huyện Phụng Hiệp… Rất khó hài hòa (?).

Song đó không hẳn là bế tắc khi chính quyền có các giải pháp đúng, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và mỹ quan phố phường. Chẳng hạn như giải pháp dứt khoát cấm đồng thời phải tạo không gian mua bán đảm bảo có lời bằng hoặc hơn nơi cũ cho người dân; hay cấm mua bán theo giờ…

Câu chuyện quản lý đô thị về vấn đề mua bán trên vỉa hè và mỹ quan phố phường phải chăng chỉ là một trong hàng trăm chuyện sẽ tiếp tục phát sinh thử sức chính quyền đô thị?

TRÍ THỨC

顶: 51踩: 65577