Thiên tai,ệpQuốccảnhbonguycơvềnạnđitoncầbongs đá trực tiếp xung đột và dịch bệnh liên tục xảy ra đã làm cho thế giới đứng trước nạn đói nghiêm trọng.
Người dân chờ lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP
Mới đây, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo khoảng 6 triệu người Somalia, tức 40% dân số nước này, đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức nghiêm trọng, tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm nay. Trong số này có khoảng 1,4 triệu trẻ em phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng và hơn 1/4 trong trong số này bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Theo đó, các cơ quan của LHQ cảnh báo hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn ở quốc gia vùng Sừng châu Phi này đã làm giá lương thực tăng cao, thiếu nguồn lực tài trợ, khiến hàng triệu người dân đứng bên bờ vực chết đói. Trong khi đó, nguồn dự trữ gần như đã cạn kiệt.
Đáng quan ngại là nguồn quỹ dành để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay của LHQ rất hạn chế nên nguy cơ sẽ tái diễn nạn đói năm 2011. Theo đó, năm 2011, có 260.000 người, trong đó một nửa là trẻ em dưới 6 tuổi ở Somalia, đã chết vì đói hoặc gặp các vấn đề liên quan đến đói.
Các cơ quan của LHQ đáng lẽ ra đã có thể cứu trợ cho gần 2 triệu người, nhưng số tiền cam kết của các nhà tài trợ quá ít so với mục tiêu cần quyên góp. Năm 2022, LHQ kêu gọi quyên 1,5 tỉ USD nhưng chỉ nhận được 4,4% mục tiêu này.
Không chỉ Somalia mà hàng triệu người ở các nước thuộc vùng Sừng châu Phi, gồm Kenya, Ethiopia và Somalia đang đối mặt với nạn đói. Hạn hán ở các vùng của Kenya và Ethiopia đã khiến 3,6 triệu gia súc chết. Dự báo số người đối mặt với nạn đói ở 3 nước này có thể tăng từ mức hơn 16,7 triệu người hiện nay lên 20 triệu người vào tháng 9 tới.
Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh cảnh báo xung đột Ukraine, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực leo thang sẽ đẩy tỷ lệ nghèo đói ở khu vực lên 33,7%, tăng 1,6% so với năm 2021.
Hiện tại, nhiều quốc gia ở châu Á và kể cả châu Âu (châu lục có nền kinh tế phát triển nhất toàn cầu) cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực dẫn đến nghèo đói.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong hai năm, số người rơi vào cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng gấp đôi từ 135 triệu người hồi trước đại dịch Covid-19 lên 276 triệu người tới thời điểm hiện nay. Hơn 500.000 người đang sống trong điều kiện đói kém, tăng hơn 500% kể từ năm 2016.
Ngoài tác động của thiên tai, dịch bệnh, hiện những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm cho tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói nghèo đang tăng nhanh theo thời gian.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói kéo dài nhiều năm nếu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay không được giải quyết. Ông Guterres nhấn mạnh không có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực mà không khôi phục mối liên kết giữa thế giới với hoạt động sản xuất lương thực của Ukraine. Bởi lẽ, trước khi xảy ra xung đột, Ukraine được ví như “rổ bánh mỳ” của thế giới, xuất khẩu 4,5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng của nước này, chiếm 12% nguồn lúa mỳ, 15% ngô và 50% dầu hướng dương của thế giới. Hiện có khoảng 22 triệu tấn ngũ cốc đang tồn kho ở Ukraine cần được xuất khẩu, trong khi đó hàng triệu người trên thế giới đang thiếu lương thực.
Ông Guterres kêu gọi Nga tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc an toàn tại các cảng của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh thực phẩm và phân bón của Nga “phải được tiếp cận đầy đủ và không hạn chế với các thị trường thế giới”.
Những tình huống bất lợi như thiên tai, dịch bệnh, xung đột… cứ liên tiếp diễn ra trên toàn cầu đã làm cho bài toán đói nghèo càng thêm nan giải.
HN tổng hợp