Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đặng Ngọc Sơn cho biết,àTĩnhcóxãđạtchuẩnnôngthônmớtỷ lệ lịch thi đấu bóng đá từ khi thực hiện “Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết quả sản xuất và xã hội hóa đầu tư”, đến nay, toàn tỉnh có gần 8.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ, chất lượng nông, lâm, thủy sản.
Bình quân giai đoạn 2011 đến 2014 đạt 6,19%, mức độ đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới đều tăng lên, bình quân đạt gần 12,08 tiêu chí/xã. Hiện toàn tỉnh đã có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay không còn xã dưới 7 tiêu chí...
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng được tỉnh hết sức chú trọng, nhất là về sản xuất giống, ứng dụng công nghệ cao, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm. Nổi bật là chăn nuôi lợn siêu nạc Thái Lan; áp dụng công nghệ tiến tiến nuôi tôm trên cát, cá mú...
Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và đa dạng hơn. 8 tháng, toàn tỉnh đã thành lập mới 151 doanh nghiệp, 141 hợp tác xã, 838 tổ hợp tác, nâng tổng số 1.398 doanh nghiệp (tăng gấp 2,17 lần so với năm 2010).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã đánh giá cao kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Hà Tĩnh ngày 11/9/2015 liên quan về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để phát huy kết quả này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh, thời gian tới, cần tiếp tục thúc đẩy các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, trong đó, chú trọng liên kết đến vùng nguồn nguyên liệu, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Song song đó, có giải pháp hướng dẫn người dân sản xuất nhỏ lẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời rà soát phát triển thêm các sản phẩm mới, mang lại giá trị kinh tế cao.
Hà Tĩnh cần ứng dụng khoa học kỹ thuật, tính toán giảm giá thành các loại sản phẩm để tạo được sự cạnh tranh cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm cho phát triển bền vững.
Phúc Nguyên