发布时间:2025-01-10 11:06:35 来源:88Point 作者:World Cup
GIẢM THIỂU TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG
Mỗi ngày,nh cbang xh anh cơ sở sản xuất nhân điều Hoàng Long (thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp) sản xuất với công suất khoảng 30 tấn điều thô. Với số lượng này, cơ sở sẽ phát sinh khoảng 20-21 tấn vỏ hạt điều. Trước đây, vỏ hạt điều sẽ làm chất đốt hoặc bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi ngành sản xuất dầu điều ở Bình Phước phát triển, cơ sở không còn phải lo lượng vỏ hạt điều thải ra mà còn có nguồn thu từ bán vỏ hạt điều cho các cơ sở chế biến dầu điều. Theo ông Bùi Văn Tân, quản lý cơ sở sản xuất nhân điều Hoàng Long, doanh nghiệp sản xuất xong ngày nào là đơn vị sản xuất dầu điều đến thu mua vỏ hạt điều ngày đó nên rất tiện, không phải lo vấn đề bảo quản hay thải ra môi trường. “Trước đây, vỏ hạt điều là thứ phế thải mà hầu hết các nhà sản xuất đều phải đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường bởi lượng khói thải chứa nhiều chất độc hại. Thế nhưng hiện nay, một số công ty ép dầu điều của Phước Long đã thu mua, vỏ hạt điều trở thành nguyên liệu chính cho các công ty này. Các cơ sở sản xuất nhân điều như chúng tôi cũng vì thế đỡ áp lực phải đốt bỏ” - ông Bùi Văn Tân cho biết thêm.
Cứ mỗi kilôgam hạt điều sau khi bóc tách nhân thì lượng vỏ chiếm khoảng 60-70%. Đây là nguồn nguyên liệu cho việc ép dầu điều sử dụng trong công nghiệp và xuất khẩu - Ảnh: Trương Hiện
Tương tự, doanh nghiệp tư nhân Mỹ Hạnh (phường Long Phước, TX. Phước Long) sản xuất nhân hạt điều đã gần 20 năm. Chị Nguyễn Tâm Hạnh, Phó giám đốc doanh nghiệp cho biết, thông thường việc chế biến nhân hạt điều đã thải ra lượng lớn chất thải từ vỏ hạt điều sau chế biến. Theo tính toán, cứ mỗi kilôgam hạt điều sau khi bóc tách nhân thì lượng vỏ chiếm khoảng 60-70%. Vỏ hạt điều thường sẽ làm chất đốt. Tuy nhiên, chất đốt này thật sự không có lợi cho môi trường, còn bỏ đi thì gây lãng phí rất lớn. Hiện nay, các công ty xuất khẩu hạt điều ở địa phương đang đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dầu từ vỏ hạt điều nên rất thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nhân điều. Chị Hạnh cho biết: Mỗi ngày doanh nghiệp sản xuất hơn 3 tấn nhân điều, theo đó lượng vỏ hạt thải ra khoảng 9-10 tấn. Với số lượng này, doanh nghiệp bán cho các công ty sản xuất dầu điều thu về trên dưới 10 triệu đồng và điều quan trọng là không phải đốt, không thải ra ngoài môi trường.
Với công suất 40 máy ép, mỗi ngày Công ty TNHH chế biến nông sản Phước Thành (phường Phước Bình, TX. Phước Long) tiêu thụ khoảng 1.500 tấn vỏ điều để sản xuất dầu điều
BIẾN VỎ HẠT ĐIỀU THÀNH DẦU
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hạt điều đã gần 20 năm, năm 2011, anh Bùi Hữu Phước, Giám đốc Công ty TNHH chế biến nông sản Phước Thành (phường Phước Bình, TX. Phước Long) chuyển hướng sang đầu tư xây dựng nhà máy ép dầu từ vỏ hạt điều với quy mô 7 máy ép. Ngoài giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường, lĩnh vực này còn giúp anh phát triển kinh tế gia đình. Năm 2018, anh tiếp tục đầu tư hệ thống với công suất 40 máy ép dầu điều. Hiện mỗi ngày, nhà máy tiêu thụ gần 1.500 tấn vỏ hạt điều.
Khi việc sản xuất điều nhân phát triển sôi động thì chế biến dầu từ vỏ hạt điều là lĩnh vực với tiềm năng về lợi ích và công dụng vô cùng lớn
“Bình Phước có khoảng 30 nhà máy ép dầu điều. Tại thị xã Phước Long - nơi dồi dào nguyên liệu vỏ hạt điều đã có hơn 10 cơ sở sản xuất dầu điều. Theo tính toán, chi phí bỏ ra đầu tư máy móc, nhà xưởng ban đầu, mua nguyên liệu thấp, còn tiêu thụ dầu điều thì rất dễ dàng. Hơn 10 năm tôi làm công việc này, lợi nhuận thu về không cao lắm nhưng tính an toàn rất cao, độ rủi ro thấp, chi phí sản xuất cũng thấp cho nên an toàn và hiệu quả về kinh tế”. Anh Bùi Hữu Phước, Giám đốc Công ty TNHH chế biến nông sản Phước Thành |
Anh Phước cho biết, qua tìm hiểu ở tỉnh Bình Dương có máy ép xơ dừa của Pháp, một số người đưa về miền Tây ép xơ dừa và một số người cải tạo lại thành máy ép vỏ hạt điều, anh đã nung nấu mở nhà máy ép dầu điều. Theo anh, 1 tấn vỏ điều có thể sản xuất ra 230-250kg dầu, phần còn lại sau khi ép cũng được tận dụng làm chất đốt. Hiện nay, thị trường dầu điều rất lớn và không ngừng được mở rộng. “Hiện thị trường trong nước chỉ sử dụng 10-20% dầu điều nhưng thị trường nước ngoài dùng dầu điều rất nhiều, chiếm 80% sản lượng. Những năm gần đây, châu Âu, Mỹ đã biết đến dầu điều và sử dụng nhiều mặt hàng này; còn ở châu Á thì thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản dùng cũng rất nhiều” - anh Phước chia sẻ thêm.
Bình Phước có hơn 200 công ty, doanh nghiệp và khoảng 1.400 cơ sở chế biến hạt điều. Khi việc sản xuất nhân điều phát triển sôi động thì lượng vỏ hạt thải ra cũng rất lớn. Vỏ hạt điều là thứ mà nhiều người cho là phế phẩm, thế nhưng hiện nay đóng góp của ngành sản xuất dầu điều không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải, từng bước giải quyết bài toán trong xử lý môi trường.
Ngoài xuất khẩu ở các thị trường Trung Quốc, EU, Nhật Bản... dầu điều là nguồn nhiên liệu quý phục vụ nhiều lĩnh vực công nghiệp trong nước
相关文章
随便看看