【điểm xếp hạng người chơi aston villa gặp newcastle】Để hàng Việt xuất khẩu không còn “vô danh”
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:13:47 评论数:
Chính phủ thống nhất miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu | |
Đề xuất tiếp tục giảm thuế để “cứu” hàng không | |
Đề xuất miễn thuế xuất nhập khẩu 5 nhóm hàng khắc phục hậu quả thiên tai |
Mỗi năm thu về hàng chục tỷ USD XK, song gỗ Việt vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế Ảnh: N.Thanh |
“Chiếc xe cút kít đi quanh đường làng”
Nhắc tới xây dựng thương hiệu, thông tin mới nhất từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy không ít khởi sắc. Cụ thể, số lượng các DN có sản phẩm đạt THQG tăng dần qua các thời kỳ, từ con số 30 DN năm 2008 lên 124 DN năm 2020.
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá, thông qua chương trình THQG, nhiều tập đoàn và DN Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của DN. Các DN đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
“Năm 2019, các DN có sản phẩm đạt THQG đã XK hàng hóa với giá trị gần 123 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 5,3 tỷ USD), tăng 203% so với năm 2016 (đạt mức 60 nghìn tỷ đồng). Các DN này đã tạo việc làm cho trên 350 nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước trên 197 nghìn tỷ đồng”, ông Hoàng Minh Chiến nói.
Ở tầm vĩ mô là vậy, song khi soi chiếu vào từng ngành hàng, sản phẩm cụ thể dễ thấy xây dựng thương hiệu hàng Việt trên thị trường toàn cầu vẫn là quá trình đầy gian nan. Ví dụ điển hình là trường hợp của nông, lâm, thủy sản. Dù luôn tự hào là quốc gia đứng “top” đầu thế giới về XK nông, lâm, thủy sản, song hàng Việt vẫn chưa thoát khỏi ấn tượng XK thô là chính, vắng bóng tên tuổi, thương hiệu.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã phải thốt lên rằng, hiện nay đến khoảng 80% nông sản XK chưa có thương hiệu. Điều này cho thấy việc xây dựng thương hiệu nông sản mới dừng lại ở cấp độ hướng tới, có ý tưởng, còn hành động và tốc độ có thể ví vẫn như “chiếc xe cút kít đi quanh đường làng”. Thương hiệu chia ra thương hiệu cấp quốc gia, thương hiệu tập thể và thương hiệu DN. Ở cấp quốc gia điển hình như mặt hàng gạo, Bộ NN&PTNT đứng ra xây dựng song tầm ảnh hưởng khá mờ nhạt. Với mặt hàng khác là tôm và cá tra, dù xác định xây dựng THQG song mới đang thực hiện.
“Nhìn ở góc độ 10 mặt hàng nông sản XK chủ lực, lọt “top” tỷ USD như gỗ, cao su, hạt tiêu, hạt điều…, đến nay chưa sản phẩm nào có thương hiệu. Cà phê Việt nổi tiếng trên thế giới về mặt sản xuất từ lâu nhưng các nhà XK chỉ bán hạt cho nhà rang xay để họ chế biến. Sản phẩm bán ra không mang thương hiệu Việt”, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nói.
Không ít lần, trong câu chuyện đầy tâm tư về sự phát triển của ngành gỗ Việt, một vị chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực chế biến, XK gỗ đã ngậm ngùi thừa nhận, dù XK tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi năm thu về hàng chục tỷ USD, tốc độ tăng trưởng XK liên tục trung bình khoảng 15%/năm, song thương hiệu gỗ Việt vẫn là điều xa xỉ. Điều đó đồng nghĩa với việc, hàng Việt dù chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng song vẫn phải đi ra thế giới “núp bóng” thương hiệu ngoại.
Nhiều trăn trở
Từ góc độ DN, ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin (Secoin) chia sẻ câu chuyện về những viên gạch của Công ty đã có mặt ở nhiều nước EU. Có một công ty làm về thị trường của Đức đã liên lạc và mời ông Kỳ sang, cho xem hệ thống, khả năng triển khai thị trường của họ. Họ nói sản phẩm của Công ty Secoin đã có mặt ở đây khá nhiều, giờ phải đưa thương hiệu vào, xây dựng kênh phân phối riêng ở toàn bộ thị trường EU. “Họ nói sẽ hỗ trợ tôi, sau đó họ rất nhiệt tình, làm rất nhiều nghiên cứu và đàm phán với tôi. Tuy nhiên, đến lúc sang đến nơi, sau nhiều buổi đàm phán, họ đặt lên bàn kế hoạch bán hàng ở EU, từ kho tàng, logistics, bán hàng, sau bán hàng, thì chi phí là khổng lồ. Tôi không đáp ứng được một chi phí quá lớn như vậy”, ông Đinh Hồng Kỳ nói.
Cũng không ít trăn trở với vấn đề xây dựng thương hiệu, bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoa học và Công nghệ Ngân Hà cho rằng, để xây dựng được một thương hiệu tốt phải đi từ nền móng vững chắc, phải có sản phẩm tốt, chăm sóc khách hàng tốt, marketting tốt… Như vậy là cần rất nhiều cái tốt. Nếu chỉ người Việt phát triển thì năng lực không chạy kịp với thế giới.
“Ví dụ, tôi đang phải mời nhà đầu tư để đầu tư cùng với tôi vì một mình tôi không thể cáng đáng được. Dù hiện tại sáng chế của người Việt, người Việt sản xuất trên đất Việt song sẽ phải tính đến chuyện tỷ lệ phần trăm cho nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu. Nếu tôi cứ ỳ ạch mãi, không kêu gọi được nguồn đầu tư và không phát triển được thì dần dần tôi lụi tàn đi. Cái chính là 60 thị trường mà sản phẩm của chúng tôi đang có mặt sẽ không phát triển được. Phải có nguồn đầu tư của nước ngoài vào, vừa có về tài chính, quản trị, marketting giỏi để đẩy thương hiệu lên và có thể phát triển ra toàn cầu”, bà Loan nói.
Bên cạnh những trăn trở về nguồn lực, tài chính, chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị thương hiệu (trường Đại học Thương mại), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh, muốn xây dựng thương hiệu, DN rất cần ý chí, quyết tâm và tri thức của ban lãnh đạo. Các DN cần cách tiếp cận mạch lạc hơn, nên theo học các khóa đào tạo, tiếp cận chia sẻ với các chuyên gia về thương hiệu, cập nhật kiến thức. Đây là những vấn đề đóng vai trò nòng cốt, không phải cứ có tiền là DN làm được.
“Bước ra thế giới không phải chuyện ghê gớm hay khủng khiếp. Mỗi thị trường, mỗi khu vực có sự khắc nghiệt khác nhau, nhưng không có nghĩa là phải đi chen chân bằng được vào nơi khốc liệt nhất. Các DN nên tìm kiếm thị trường ngách, phù hợp với năng lực của DN và thị hiếu thị trường”, chuyên gia Nguyễn Quốc Thịnh nói.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Hoàng Minh Chiến nêu rõ, Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ DN trong công tác xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm của DN trong và ngoài nước. 3 nội dung chính sẽ được Bộ Công Thương tập trung hỗ trợ cho DN. Thứ nhất là, nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng DN đối với công tác xây dựng, phát triển thương hiệu, trong đó có hoạt động tuyên truyền quảng bá, đào tạo tập huấn. Thứ hai là hỗ trợ trực tiếp để các DN đáp ứng được tiêu chí của Chương trình THQG và phấn đấu trở thành các DN có sản phẩm đạt THQG. Thứ ba là tuyên truyền quảng bá cho chương trình THQG và các sản phẩm đạt THQG tới đối tác quốc tế cũng như người tiêu dùng trong nước.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, theo đánh giá của Tổ chức định giá THQG Brand Finance, giá trị thương hiệu Việt Nam tăng 175% từ 141 tỷ USD (năm 2016) lên 319 tỷ USD (năm 2020). Xếp hạng thương hiệu Việt Nam đã tăng 17 bậc (từ vị trí thứ 50 năm 2016 lên vị trí thứ 33 năm 2020) và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh, năm 2020 được đánh giá là trường hợp thăng hạng nhanh trên thế giới. |