【giải vđqg ý】Xuất khẩu gạo nhiều cơ hội bứt phá

  发布时间:2025-01-09 13:00:12   作者:玩站小弟   我要评论
Xuất khẩu gạo Việt Nam đang được mùa: tăng cả số lượng và giá trị so với năm ng giải vđqg ý。

Xuất khẩu gạo Việt Nam đang được mùa: tăng cả số lượng và giá trị so với năm ngoái. Đặc biệt là tỷ lệ gạo thơm,ấtkhẩugạonhiềucơhộibứgiải vđqg ý gạo cao cấp đang chiếm tỷ lệ cao trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có quyết tâm thì sẽ nâng cao được trình độ năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, nâng cao được chất lượng có được thương hiệu và sẽ xuất khẩu thành công.

Nông dân ĐBSCL bắt đầu tập trung trồng các giống lúa thơm - lúa chất lượng cao.

Tập trung cho chiến lược phát triển thị trường

“Việt Nam là quốc gia đang được cả thế giới ngưỡng mộ về những thành công rất ấn tượng gần đây nhưng chúng ta luôn phải đối mặt với sự thật là nông dân mình quá nghèo”, GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nhận định. Theo GS.TS Bùi Chí Bửu: Thiếu liên kết giữa nông dân với nông dân; thiếu liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là hai thách thức lớn, là rào cản để thực hành sản xuất nông nghiệp “theo chuỗi giá trị” mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Bao giờ nông dân cũng chịu thiệt vì nông nghiệp Việt Nam có quá nhiều bước trung gian trong sản xuất, lưu thông và phân phối.

Một số doanh nghiệp lạc quan với quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện. Song, lại có doanh nghiệp than phiền là xuất khẩu gạo thiếu tính bền vững trong đó chưa có cơ chế chính sách để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Hiện nay tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, có khoảng trên dưới 3 triệu héc-ta đất trồng lúa/năm, thì mới chỉ có khoảng 3%, tương đương khoảng 90.000ha là cánh đồng lớn liên kết; với diện tích như vậy mỗi năm ĐBSCL chỉ đưa ra thị trường trên dưới 700.000 tấn gạo được chế biến từ lúa sản xuất ở cánh đồng lớn liên kết - quá ít.

Song, nhìn chung các doanh nghiệp đều đồng thuận nhận định: Thời gian gần đây có nhiều biến động, trong đó riêng ngành gạo có bước phát triển và đạt được kết quả tích cực. Hàng năm, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới.

Hoạt động thương mại gạo đang diễn biến theo một xu hướng mới, các hợp đồng Chính phủ dần ít đi và thay vào đó lá các hợp đồng thương mại, xu hướng đấu thầu quốc tế được các nước nhập khẩu gạo ưu tiên lựa chọn. Xuất khẩu gạo chuyển từ khối lượng sang chất lượng. Để đạt được điều này là sự cộng hưởng từ sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các thương nhân đã nỗ lực thực hiện chủ trương liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo với người nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng cánh đồng lớn, nhiều thương nhân đã chủ động cam kết và tổ chức mua thóc, gạo hàng hóa kịp thời với giá có lợi cho người sản xuất, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất lúa của người nông dân, ổn định thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, theo Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo ra động lực cho các doanh nghiệp. Theo đó, phấn đấu giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.

Cụ thể, phấn đấu vào năm 2030, tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).

Trong định hướng phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo thời gian tới là tập trung sản xuất theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo; tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói; xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa có chất lượng; xây dựng uy tín, thương hiệu hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu gạo đạt mốc 3 tỉ USD

Trước mắt, theo GS.TS Bùi Chí Bửu, những thiết bị thông minh cho nông nghiệp đã trở thành “chiến lược phát triển quốc gia” tại Đài Loan, Nhật Bản và Hà Lan; đặc biệt là Israel trong lịch sử phát triển nông nghiệp của họ. Muốn vậy, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải có bước đột phá mạnh mẽ hơn. Đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất, bị tổn thương nhiều nhất.

“Từ nay đến cuối năm, Philipines đang tiếp tục đấu thầu nhập khẩu gạo, một số doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu, chúng ta cũng vào cuối vụ mùa rồi, dẫn đến lượng hàng hóa của chúng ta còn ít, chúng tôi tin từ nay đến cuối năm, tuy rằng khối lượng gạo xuất khẩu có thể không tăng nhiều, vì nguồn cung đã cạn nhưng giá cả khá ổn định. Tuy nhiên, đảm bảo năm nay chúng ta có thể xuất khẩu đạt ngưỡng 6 triệu tấn gạo, và hy vọng có thể đạt kim ngạch xấp xỉ 3 tỉ USD”, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Intimex Group, chia sẻ.

Còn ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, năm nay tình hình chung có tín hiệu lạc quan, cả về giá cả và nhu cầu lương thực. Tôi tin nếu chúng ta có quyết tâm thì sẽ thay đổi được tình thế tức là sẽ nâng cao được trình độ năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, nâng cao được chất lượng có được thương hiệu và sẽ xuất khẩu thành công.

Bài, ảnh: CAO PHONG

相关文章

最新评论