【nhận định reims】Cả nước có hơn 86.000 ca mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong
Bộ Y tế cho biết,ảnướccóhơncamắctaychânmiệngtrườnghợptửnhận định reims thống kê trong tuần 37 cả nước ghi nhận 5.250 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong.
Tại Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng trong vài tuần gần đây. Nếu như tuần 36 ghi nhận 70 trường hợp mắc thì tuần 37 tăng lên 105 trường hợp. Dự kiến số ca mắc có thể gia tăng tiếp tục khi học sinh mầm non, tiểu học đã vào học ổn định.
Cả nước đã có hơn 86.000 ca mắc tay chân miệng. Ảnh: TL. |
Các chuyên gia cho hay, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.
Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay đang là thời gian đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng, cha mẹ cần chú ý: Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt; giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh, cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp); một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng… |