【bxh ys】Bác sĩ Nguyễn Văn Thấm, Chi cục Phó Chi cục DS

时间:2025-01-26 08:26:31 来源:88Point

 “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” là chủ đề được Quỹ Liên hiệp quốc tại Việt Nam phối hợp với Tổng cục Dân số (DS) chọn làm chủ đề Ngày DS Thế giới năm nay. Phóng viên báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Thấm (ảnh), Chi cục phó Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh về những hoạt động liên quan tại Bình Dương…

- Hưởng ứng Ngày DS Thế giới năm nay, tại Bình Dương sẽ diễn ra những hoạt động gì, thưa BS?

- Ngày DS Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11-7 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề DS toàn cầu. Năm nay, Ngày DS Thế giới được Quỹ Liên hiệp quốc tại Việt Nam phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ chọn chủ đề là “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên”. Chủ đề này mang thông điệp chính, đó là: Trẻ em gái vị thành niên cần phải được tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn, khỏe mạnh. Cần tập trung bảo vệ trẻ em gái vị thành niên thiệt thòi nhất, đặc biệt là trẻ em gái nghèo thất học, bị bóc lột, hoặc bị áp bức bạo hành bởi các hủ tục lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn. Trẻ em gái chịu thiệt thòi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhìn từ góc độ sinh sản, các em rất có thể buộc có thai và làm mẹ trong khi bản thân vẫn còn là trẻ em.

Hưởng ứng Ngày DS Thế giới, tại Bình Dương sẽ diễn ra một số hoạt động, bao gồm: tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông trọng điểm trên kênh truyền thông đại chúng các cấp và kênh truyền thông trực tiếp tại cơ sở tuyên truyền về các vấn đề đang đặt ra đối với công tác DS-KHHGĐ như chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên, thanh niên, mất cân bằng giới tính khi sinh, mức sinh thấp hợp lý, nâng cao chất lượng DS, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cơ cấu DS vàng, già hóa DS, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh đó, tại tuyến tỉnh và tuyến huyện cũng sẽ diễn ra các hội nghị, hội thảo, mít tinh, cổ động, diễu hành, diễn đàn, đối thoại, giao lưu, tọa đàm về thực trạng, thách thức và giải pháp từng bước giải quyết vấn đề chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên trong những năm tới; triển khai các loại hình cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng DS cho nhân dân tại các vùng sâu, vùng cao (ưu tiên các nhóm đối tượng là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, nam giới và nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn); tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách, tài liệu hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Đặc biệt là thực hiện các chủ trương, chính sách về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên ở các cấp như: thực trạng, khó khăn, thách thức mà trẻ em gái vị thành niên đang gặp phải và đưa ra giải pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề đó.

- Những năm gầy đây, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh luôn được quan tâm bởi tỷ lệ bé trai sinh ra hàng năm luôn nhiều hơn bé gái. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư cho trẻ gái vị thành niên có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc sinh con, thưa BS?

- Theo số liệu báo cáo DS và phát triển năm 2015, tỷ lệ giới tính khi sinh của cả nước là 112 bé trai/100 bé gái. Điều đó cho thấy có sự mất cân bằng giới tinh khi sinh trên cả nước. Tại Bình Dương, tỷ lệ giới tính khi sinh năm 2015 là 106 bé trai/100 bé gái.

Ngày DS Thế giới năm nay chọn chủ đề “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” có ý nghĩa hết sức to lớn. Với nhiều hoạt động xoay quanh chủ đề này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh trong việc xóa bỏ dần phong tục tập quán, tâm lý xã hội lạc hậu, tư tưởng nho giáo “trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức người dân lâu nay. Bên cạnh đó, truyền thông sâu rộng trong cộng đồng để người dân hiểu biết, nhận thức việc sinh con là theo quy luật tự nhiên. Các bậc làm cha mẹ cần nhận thức được vấn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, nếu dùng mọi biện pháp để can thiệp chỉ sinh con trai sẽ gây hậu quả không ai khác mà chính là đứa con của mình và xã hội gánh chịu.

- Nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho trẻ em gái trong việc phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trong thời gian tới, ngành DS Bình Dương sẽ có những giải pháp gì để thay đổi tư tưởng sinh con theo ý muốn của người dân, thưa BS?

- Trọng tâm là tăng cường công tác truyền thông giáo dục thay đổi nhận thức, hành vi về SKSS, KHHGĐ, chủ động và đa dạng hóa hình thức truyền thông. Nhất là truyền thông ở cộng đồng các tuyến cơ sở. Ngành cũng sẽ huy động sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ đến mọi người dân; tăng cường tư vấn hộ gia đình và cung cấp các phương tiện tránh thai đến từng đối tượng qua mạng lưới cộng tác viên DS ở tuyến cơ sở; lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, tuyên truyền về sinh con theo quy luật tự nhiên trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể cơ sở; nêu gương người tốt việc tốt, những gia đình có con một bề là gái, học giỏi, có kinh tế gia đình khá giả; tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các trẻ em gái được hưởng các quyền và lợi ích các em theo quy định của luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Xin cảm ơn BS!

HỒNG THUẬN(thực hiện) 

推荐内容