Liên quan đến việc xử lý kết luận của Kiểm toán Nhà nước khi buộc Sabeco phải nộp 2.495 tỉ đồng khoản lợi nhuận chưa phân phối từ năm 2016 trở về trước vào ngân sách nhà nướchiện vẫn được Sabeco giữ kín.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã CK: SAB) vừa thông qua việc bổ nhiệm thành viên mới vào Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Theo đó, vào ngày 9/5, Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ban hành Nghị quyết 37/2018/NQ-HĐQT thông qua việc bổ nhiệm tạm thời thành viên HĐQT Sabeco đối với bà Trần Kim Nga theo tờ trình ngày 2/5 của Chủ tịch HĐQT Sabeco. Tìm hướng cho khoản tiền 2.495 tỉ đồng Đồng thời, HĐQT Sabeco cũng bổ nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc đối với ông Neo Gim Siong Bennett; Phó Tổng Giám đốc phụ trách kế toán tài chính và hỗ trợ Sabeco đối với ông Teo Hong Keng; Bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách bán hàng của Sabeco đối với ông Melvyn Ng Kuan Ngee. Vào cuối tháng 4, phiên họp Đại hội cổ đông bất thường của Sabeco đã bầu bổ sung 3 nhân sự mới theo đơn đề nghị từ cổ đông lớn Thaibev, đồng thời miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị đối với ông Võ Thanh Hà. Danh sách gồm ông Koh Poh Tiong - Chủ tịch HĐQT Beer Group, ông Tan Tiang Hing, Malcolm - Công ty Dexcel International và ông Sunyaluck Chaikajornawat - đại diện từ Weerawong Chinnavat & Partners hoạt động trong lĩnh vực tư vấn mua bán sáp nhập. Các thành viên này đều trúng cử với tỷ lệ biểu quyết trên 94%. Cuối tháng 3, Công ty Thai Beverage Public (ThaiBev) đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương và Chính phủ bày tỏ quan ngại khi tới nay chưa được trực tiếp tham gia Hội đồng quản trị và điều hành Sabeco, dù đã sở hữu gần 54% cổ phần. Tại cuộc họp này cũng đề cập đến các nội dung liên quan đến việc xử lý kết luận của Kiểm toán Nhà nước khi buộc Sabeco phải nộp 2.495 tỉ đồng khoản lợi nhuận chưa phân phối từ năm 2016 trở về trước vào ngân sách nhà nước, và kế hoạch chuẩn bị đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Tuy nhiên, do có nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất được, nên kết quả cuối cùng của việc xử lý số tiền nói trên theo hướng nào, hiện vẫn được Sabeco giữ kín. Người Thái sẽ sử dụng khối tài sản đất đai của Sabeco như thế nào? Trước đó, cũng đã có rất nhiều câu chuyện được nói về thương vụ này như việc định giá Sabeco cao ngất ngưởng, chuyện người Thái sẽ tận dụng mạng lưới phân phối khổng lồ của Sabeco (32.000 điểm phân phối) để chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam, hay tính toán dùng Sabeco làm bàn đạp chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á... Tuy nhiên, còn một vấn đề đáng quan tâm nữa là khối tài sản đất đai của Sabeco khi trong tay người Thái sẽ được sử dụng thế nào? Sabeco hiện đang nắm giữ 4 khu đất tại TP.HCM, toàn bộ đều là “đất vàng” khi nằm ở vị trí đắc địa và có diện tích lớn. Đó là còn chưa kể đến số bất động sản của các công ty liên kết mà Sabeco có cổ phần đang nắm giữ. Chi tiết các khu đất như sau: khu đất tại 46 Bến Vân Đồn (quận 4) là 3.872m2, khu đất tại 187 Nguyễn Chí Thanh (quận 5) là 17.406m2, khu đất tại 474 Nguyễn Chí Thanh (quận 10) là 7.729m2, khu đất tại 18/3B Phan Huy Ích (quận Tân Bình) là 2.216m2. Bên cạnh quyền sử dụng đất giá trị lớn lao, Sabeco còn là một thương vụ “đáng” để mua của người Thái, họ muốn thông qua thị trường Việt Nam để từng bước thống lĩnh Đông Nam Á. Để củng cố vị thế của mình tại khu vực, ThaiBev hướng tới mục tiêu đạt được tỷ trọng 50% doanh thu là được đóng góp từ các thị trường bên ngoài Thái Lan. Thị trường Việt Nam hiện có giá trị 6,5 tỷ USD và kỳ vọng sẽ tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian tới do các yếu tố đến từ kinh tế vĩ mô và cấu trúc nhân khẩu học của Việt Nam. |