Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,ốchộihọpbấtthườngvàothároma – servette bên cạnh công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, cần khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp bất thường vào tháng 2-2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, bên cạnh công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, cần khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp bất thường vào tháng 2-2025. |
Ngày 11-12, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tổng kết Kỳ họp thứ 8 và bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Báo cáo về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 9 rất lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp nên đề xuất tiếp tục tổ chức Kỳ họp thứ 9 theo 2 đợt họp.
Như vậy, trong trường hợp các dự án luật, dự thảo Nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Dự kiến Quốc hội làm việc 26 ngày, trong đó đợt 1 chủ yếu bố trí thảo luận các nội dung trình Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp và thảo luận ở tổ một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; chất vấn và trả lời chất vấn; đợt 2 chủ yếu bố trí Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, Nghị quyết và thảo luận ở tổ về một số dự án luật và thảo luận ở hội trường về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến.
Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, bên cạnh công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, cần quan tâm lưu ý khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 2-2025.
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra các dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp. “Cần liệt kê có bao nhiêu việc và phân công thực hiện ngay từ bây giờ” - Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Kết luận phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn, dự kiến thông qua 10 Luật, 1 Nghị quyết, thảo luận mới 12 Luật; do đó cần tính toán kỹ chương trình kỳ họp.
Về dự kiến thời gian Kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chốt lại khai mạc vào ngày 20.5, bế mạc vào ngày 30-6, Quốc hội có thể làm việc thêm một số ngày thứ Bảy.
Về kỳ họp bất thường vào tháng 2-2025, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội; giao Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì phối hợp sửa đổi Nội quy kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo dự kiến ngay từ bây giờ công tác phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phân công rất cụ thể để nghiên cứu sửa đổi các dự án Luật.
“Xem xét sửa đổi trước một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại kỳ họp bất thường để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các luật về tổ chức bộ máy” - Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý.
Theo laodong.vn