EU và Anh nỗ lực để hoàn tất thoả thuận Brexit vào phút chót | |
Đức cảnh báo Anh chịu thiệt hại nhiều nhất nếu diễn ra Brexit "cứng" | |
Anh công bố thỏa thuận Brexit cuối cùng: Được ăn cả - ngã về không! | |
Những kịch bản tiếp theo Anh phải đối mặt trong cơn khủng hoảng Brexit |
Biên giới Bắc Ireland vẫn là rào cản chính cho đàm phán Brexit. |
Khối EU cho biết hai bên có khả năng đạt được một thỏa thuận “ly hôn” trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào ngày 17/10,ểnvọngthỏathuậnBrexittrongtầkết quả trận mallorca thời điểm chỉ 2 tuần trước thời hạn ra đi của Anh vào ngày 31/10. Một điều kiện quan trọng ở đây là: Chính phủ Anh phải đưa ra nhiều nhượng bộ hơn để đạt được thỏa thuận chỉ trong vài giờ tới. Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, phát biểu tại một cuộc họp của các bộ trưởng EU ở Luxembourg hôm 15/10 rằng thách thức chính hiện nay là biến các đề xuất mới của Anh về vấn đề biên giới Irealand thành một điều khoản pháp lý mang tính ràng buộc.
Ngay cả khi vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra, các nhà ngoại giao nói rõ rằng lần đầu tiên kể từ khi kế hoạch ra đi của Anh bị thất bại ở Hạ viện hồi tháng 3/2019, hai bên đang sắp đạt được một thỏa thuận Brexit trong tầm tay”, sau một bước đột phá trong các cuộc đàm phán.
Câu hỏi lớn hiện nay là Chính phủ Johnson sẵn sàng thay đổi quan điểm đến đâu về việc Anh, bao gồm Bắc Ireland sẽ rời khỏi liên minh hải quan, điều sẽ đòi hỏi phải có các trạm kiểm soát hàng hóa giữa Anh và EU, bao gồm trên đảo Ireland. Phía Anh đề xuất rằng Bắc Ireland - chứ không phải toàn bộ phần còn lại của Vương quốc Anh - tiếp tục tuân thủ các luật lệ thuế quan và hải quan của EU hậu Brexit để loại bỏ sự cần thiết phải thiết lập các trạm kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, điều đó sẽ đồng nghĩa rằng các trạm kiểm soát mới sẽ được dựng lên hoặc các biện pháp thuế mới sẽ được áp đặt cho các hàng hóa di chuyển giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh.
Một quan chức yêu cầu giấu tên cho biết ông Barnier đã nói với một số nhà lập pháp trong hội nghị trực tuyến rằng Biển Ireland sẽ trở thành biên giới hải quan giữa EU và Anh. Điều đó sẽ tránh được một biên giới “cứng” trên đất liền tại hòn đảo Ireland giữa hai bên. Tuy nhiên, đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) của Bắc Ireland - một bộ phận trong chính phủ thiểu số của ông Johnson - kịch liệt phản đối bất kỳ biện pháp nào nhằm nới lỏng mối liên hệ giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh.
Hơn 3 năm sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016, các cuộc đàm phán vẫn bế tắc về điểm làm cách nào để tránh khỏi các trạm kiểm soát hải quan ở biên giới giữa Bắc Ireland và Ireland. Nếu không thỏa thuận nào đạt được trước ngày 19/10, ông Johnson sẽ phải yêu cầu EU trì hoãn Brexit lần thứ 3 theo luật của Anh, thay vì mạo hiểm ra đi mà không có thỏa thuận nào.