【kèo benfica】Ươm mầm hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh

时间:2025-01-24 22:13:31 来源:88Point

Chúng tôi đến thăm chùa Minh Hương (ấp 1,Ươmmầmhạnhphuacutecchonhữngmảnhđờibấthạkèo benfica xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) vào một buổi chiều muộn. Nhà chùa nhận nuôi 5 trẻ từ khi mới lọt lòng, bé lớn nhất đang học lớp 7, nhỏ nhất 3 tuổi. Mỗi bé một hoàn cảnh nhưng có điểm chung là đều bị cha mẹ bỏ rơi. Sư cô Như Huệ, trụ trì chùa cho biết: Năm 2005, nhà chùa nhận nuôi bé Ngô Thị Huyền Trang. Mẹ của Trang là cô gái thôn quê, khi mang thai Trang 7 tháng thì tính bỏ thai. Sau khi một phật tử cho biết hoàn cảnh của mẹ bé, đại diện nhà chùa đã đến gặp và khuyên răn, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, chăm sóc 3 tháng. Thế rồi sau khi sinh, mẹ Trang bỏ về quê và nhờ nhà chùa chăm sóc, nuôi nấng em.

Các bé được chùa Minh Hương chăm sóc, nuôi dưỡng

Một trường hợp nữa là vào năm 2009, một phật tử gặp một sản phụ trong Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước (Bình Dương) và được biết người phụ nữ này đã bị cưỡng hiếp, bản thân lại mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nuôi con nên báo cho nhà chùa. Sau đó, sư cô của chùa Minh Hương đã đến bệnh viện làm các thủ tục nhận nuôi và đặt tên bé là Ngô Tấn Lộc.

Đó là các trẻ đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại chùa biết mặt mẹ của mình. Song bên cạnh đó còn có 2 bé được nhận nuôi năm 2014 đều chung cảnh ngộ: bị bỏ rơi tại sân chùa. Sư cô Như Huệ cho biết thêm, khoảng 7 giờ tối, nhà chùa phát hiện một chiếc giỏ lạ ở sân chùa bên trong có bé trai được quấn khăn còn dính máu. Hơn 10 ngày sau, lại tiếp tục thấy giỏ đựng quần áo ở sân chùa, bên trong có bé gái mới sinh được vài ngày, trong có tờ giấy ghi không có khả năng nuôi con, nhờ nhà chùa chăm sóc. 2 bé sau này lần lượt được nhà chùa đặt tên là Ngô Tấn Tài và Ngô Thị Quỳnh Trâm.

Nuôi 1 trẻ đã vất vả, nuôi đến 5 trẻ từ khi mới lọt lòng là điều khó khăn gấp bội nhưng đối với nhà chùa, đó là một niềm hạnh phúc. Bởi như sư cô Như Huệ chia sẻ: “Trẻ em là mầm non của xã hội, nhà chùa nhận nuôi dưỡng là góp phần xây dựng thế hệ tương lai, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Nếu tu được thì kế thừa phật pháp, không được thì thành phật tử tốt. Các bé đều được đến trường, được xã hội và nhà trường quan tâm, miễn hoàn toàn hoặc giảm học phí”.

Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Minh Trần (ấp 6, xã Minh Long) là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi và người già neo đơn với số lượng nhiều nhất huyện. Hiện cơ sở này có 10 người già yếu và 35 cháu dưới 18 tuổi hoàn cảnh mồ côi, gia đình ly tán. Thầy Đồng Chuyên, phụ trách giáo dục, chăm sóc các bé ở cơ sở cho biết, hiện nay cơ sở còn lo cho 12 cháu học đại học, cao đẳng, trung cấp ở các tỉnh, thành phố. Hằng tháng, cơ sở nhận cấp dưỡng 200 ngàn đồng/người cho 75 cụ trên địa bàn xã Minh Long. Trung bình mỗi tháng, cơ sở chi 40 triệu đồng cho việc chăm sóc, hỗ trợ trẻ em và người già. Tuy vất vả nhưng đó là việc làm thiện nguyện nên mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, qua đó rèn luyện tinh thần từ bi của đạo vừa làm phật sự, tu đạo, giúp đời.

Những việc làm thiết thực của 2 cơ sở nêu trên đã góp phần chung tay góp sức cho đời nở hoa, giúp nhiều đối tượng hoàn cảnh đặc biệt có mái ấm gia đình.

Nhật Lê

推荐内容