【ket qua paderborn 07】"Con người là chủ thể, động lực và mục tiêu cho sự phát triển"
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Sáng 6-12,ườilagravechủthểđộnglựcvagravemụctiecircuchosựphaacutettriểket qua paderborn 07 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể, Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số" do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Dự diễn đàn tại đầu cầu chính ở Hà Nội còn có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các bộ trưởng, thủ trưởng các ban, bộ, ngành Trung ương và nhiều chuyên gia, học giả, doanh nhân trong nước và quốc tế.
Cùng dự Diễn đàn theo hình thức trực tuyến tại gần 100 điểm cầu trong nước và quốc tế có Bí thư tỉnh, thành ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố; đại sứ các nước tại Việt Nam và đại sứ Việt Nam tại các nước; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các chuyên gia, học giả, doanh nhân trong và ngoài nước.
Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 là sự kiện thường niên, thu hút hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 lần thứ 3 (năm 2021) gồm 10 phiên hội thảo chuyên đề (diễn ra từ ngày 9/11-18/11/2021) và phiên toàn thể (sáng 6/12).
Quang cảnh phiên chính thức Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về Công nghiệp 4.0. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Chuỗi 10 phiên Hội thảo chuyên đề đã tập trung về các chủ đề xoay quanh chủ đề chính của Diễn đàn như Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất thông minh; phát triển đô thị thông minh; phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới; xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số; phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số; chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số nông nghiệp-nông thôn; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Các phiên hội thảo chuyên đề đã thu hút gần 8.000 đại biểu tham dự theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Phiên toàn thể có chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số" tập trung vào các báo cáo chính gồm Khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19; Công nghiệp 4.0: xu hướng toàn cầu và bài học cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phục hồi và phát triển thời kỳ hậu COVID-19; Công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số và chia sẻ kinh nghiệm thành công của Bang Utah trong vấn đề phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong khuôn khổ phiên Diễn đàn cấp cao sẽ diễn ra Tọa đàm cấp cao với sự tham gia trao đổi, thảo luận của các lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung vào hai nhóm nội dung lớn gồm thảo luận, đề xuất, góp ý hoàn thiện khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đề xuất, kiến nghị mô hình, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh của khu vực châu Á.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự tàn phá của đại dịch COVID-19 hết sức nặng nề không chỉ với Việt Nam mà đối với cả thế giới.
Trong gần 2 năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ chân thành, nhiệt tình, hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, chủ động chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù gần đây xuất hiện biến chủng mới Omicron nhưng chúng ta có kinh nghiệm chống dịch và đã xây dựng kịch bản ứng phó mọi tình huống.
Thủ tướng cho biết sau 2 tháng triển khai chủ trương chuyển hướng nêu trên, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nhiều khởi sắc.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI tăng. Chuỗi cung ứng, sản xuất, chuỗi lao động dần được nối lại. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân dần ổn định trở lại.
Đặc biệt, chính trị ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững; tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy. Điều này cho thấy khó khăn hiện tại chỉ mang tính thời điểm; yếu tố cơ bản là tiềm năng, lợi thế, động lực mới cho phát triển dài hạn và nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam vẫn nổi trội, ổn định và vững chắc; niềm tin của người dân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục được giữ vững và củng cố.
Theo Thủ tướng, việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Trong khi đó, thế giới còn đối mặt với những nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống như xung đột vũ trang, khủng bố, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường…
"Đây là những vấn đề toàn cầu, do đó cần phải có tư duy và cách tiếp cận, giải pháp toàn cầu, mang tính bao trùm, tổng thể, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới; đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo, phát triển hay kém phát triển, trong đó, vai trò của các nước giàu, các quốc gia phát triển là rất quan trọng, có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các nước nghèo, đang phát triển và kém phát triển; Đây cũng là những vấn đề có tác động đến toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân," người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chia sẻ một số vấn đề có ý nghĩa cốt lõi trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay mà Chính phủ Việt Nam đang tập trung thực hiện. Trong đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo rà soát kỹ, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam thực hiện nhất quán quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, nên ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là tiếp tục triển khai quyết liệt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò của người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xác định vaccine, thuốc điều trị và ý thức người dân là giải pháp quyết định, trọng yếu. Theo đó, bảo đảm trong tháng 12 này tiêm phủ vaccine mũi 2 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên; tích cực tiêm mũi 3 và tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi; có kế hoạch chuẩn bị vaccine, thuốc điều trị chi tiết, cụ thể trong năm 2022.
Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng. Nâng cao năng lực dự báo, ứng phó với các biến chủng mới. Có giải pháp bảo vệ an toàn ở các khu công nghiệp, khu sản xuất; từng bước mở cửa trường học và mở lại các đường bay quốc tế, khôi phục du lịch, giao thương quốc tế gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Đối với chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam thực hiện kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách khác.
Phát huy mạnh mẽ vai trò dẫn dắt, định hướng phát triển của Nhà nước, trong đó, bảo đảm yêu cầu mang tính nguyên tắc, nhất quán là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung cho an sinh xã hội và con người; phát triển doanh nghiệp; tập trung cho hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định phục hồi hay phát triển thì nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; ngoại lực có tính chất đột phát. Nội lực bao gồm thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử văn hóa, tính tự lực tự cường, sự đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng không thể thiếu ngoại lực bao gồm khoa học, công nghệ, vốn, khoa học quản trị, nhân lực chất lượng cao…
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm thực tế ảo về công nghệ 4.0. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam xác định con người vừa là trung tâm, chủ thể, vừa là động lực, mục tiêu cho sự phát triển; phát huy hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.
Hiện nay, Chính phủ đang triển khai xây dựng chương trình tổng thể phát triển văn hóa trong kỷ nguyên số, công nghệ số. Vì trong xã hội số, nền kinh tế số thì phải có công dân số.
Cùng với đó, Chính phủ cũng tập trung xây dựng thể chế, tháo gỡ nút thắt, vướng mắc hay vấn đề mới đặt ra phù hợp tình hình. Trước những diễn biến nhanh, bất định, việc xây dựng thể chế không thể phủ kín ngay mọi góc cạnh của cuộc sống, song tiếp tục nỗ lực với quan điểm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tế chứng minh là đúng thì thực hiện.
Về hạ tầng, bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, đặc biệt là hạ tầng giao thông, viễn thông, điện lực, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… đang được Chính phủ và các địa phương và bạn bè quốc tế chung tay phát triển.
Vì sự phát triển hạ tầng chiến lược thì không chỉ giải bài toán trước mắt về việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trước mắt mà còn phát triển lâu dài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa; đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả với tinh thần Việt Nam là bạn với tất cả các nước, đóng góp tích cực xây dựng, duy trì môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, ổn định trong khu vực và trên toàn cầu, vì tương lai của một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia LaiIAEA: Hỗ trợ Việt Nam đánh giá tích hợp hạ tầng hạt nhânĐà Nẵng: Khen thưởng Ban chuyên án bắt giữ 2 tấn ngà voi, 6 tấn vảy tê têTạo 'đột phá' trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư côngThị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giáThủ tướng dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024Từ tháng 2/2014 cấp than cho Nhiệt điện Mông DươngXế hộp nằm la liệt ở bãi xe thanh lýCuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến độngBài toán về vốn cho các dự án truyền tải điện
下一篇:Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số
- ·Vì sao xe ô tô Vinfast trưng bày chưa thể lăn bánh?
- ·Giá thịt lợn “rơi tự do”, lịch sử khủng hoảng lặp lại
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Giá cổ phiếu DDG tăng mạnh bất chấp Covid
- ·Xây dựng Trường Lilama 2 thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao
- ·Quảng Ngãi: Công bố quyết định hợp nhất các chi cục thuế
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Quảng Ngãi: Giảm 3 chi cục và 17 đội thuế sau sắp xếp, sáp nhập
- ·Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
- ·Chợ Ninh Hiệp vắng khách sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Dưa lưới Mỹ, nhãn Hưng Yên rớt giá thê thảm
- ·Giá vé bay TP.HCM
- ·Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Đánh giá cụ thể số nợ đọng thuế thực tế
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Giá gas tăng 5 tháng liên tiếp, lên mức kỷ lục
- ·Nhiều sáng kiến có giá trị cao
- ·Thủ tướng dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 279.126 tỷ đồng
- ·Cờ bạc trực tuyến ngày càng tinh vi
- ·‘Đổi gió’ với loạt món ăn chuẩn nhà hàng ship tận cửa
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Lập lại trật tự hoạt động đại lý thủ tục hải quan
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Vì sao nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre bị bắt?
- ·Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- ·Shopee Mall, 5 năm gắn kết người dùng và các thương hiệu tại Việt Nam
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Khai xuất xứ, ghi nhãn thế nào cho đúng?
- ·Yên Bái: 17 cá nhân nợ trên 64 tỷ đồng tiền sử dụng đất
- ·Bài học “chết lâm sàng” từ ngành thép
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Nỗi lo điện: Bắc thừa, Nam thiếu