Trước đó,ựcphẩmchứcnănggiảlàmnởngựgiai hang 2 ha lan thực hiện kế hoạch đấu tranh với những đối tượng đầu nậu chuyên sản xuất, vận chuyển và buôn bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phụ gia không rõ nguồn gốc…
Ngày 17-10, trên đường Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, tổ công tác Đội 8 kiểm tra phát hiện Nguyễn Cảnh Nhơn (SN 1967) ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đang vận chuyển 60 hộp thực phẩm chức năng nhãn hiệu Đào Hồng Đơn, một loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có công dụng tăng kích thước, làm săn chắc “vùng 1” của phụ nữ, được xác định là hàng giả.
Tang vật vụ án
Tại cơ quan công an, Nhơn khai nhận số thực phẩm chức năng trên là của Phạm Thị Hải Đường (vợ Nhơn), chủ quầy thuốc số 325 Trung tâm phân phối dược phẩm Hapulico. Sáng 17-10, Đường bảo Nhơn chở số hàng trên đi giao cho khách thì bị cơ quan công an bắt giữ.
Mở rộng điều tra, Phạm Thị Hải Đường khai trong 2 ngày 16 và 17-10 mua 120 hộp Đào Hồng Đơn của Nguyễn Văn Hà ở Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì. Đường thừa nhận biết đó là hàng giả vì tại quầy của Đường có bán hàng thật do chính hãng sản xuất có giá 688.000 đồng/hộp, nhưng vì ham lợi nhuận nên vẫn mua để kiếm lời. Nguyễn Văn Hà khai mua Đào Hồng Đơn giả của Đỗ Thị Tuyết Mai ở ngõ Hội Vũ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm với giá 200.000 đồng/hộp, bán lại cho Đường với giá 300.000 đồng/hộp.
Đấu tranh khai thác, Đỗ Thị Tuyết Mai khai mua Đào Hồng Đơn giả với giá 190.000 đồng/hộp của một phụ nữ không rõ địa chỉ. Đáng chú ý, trước đó ngày 3-10, Mai từng bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Nội kiểm tra phát hiện buôn bán hàng loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: Viên nở ngực Đào Hồng Đơn; nhau thai cừu Queen 9, sữa ong chúa Costar Royal Jelly, thuốc uống giảm cân; tảo spirulina...
Trên bao bì các sản phẩm này đều in xuất xứ từ Nhật, Australia, Mỹ. Tuy nhiên qua đấu tranh, xét hỏi, Mai thừa nhận mua trôi nổi các loại thực phẩm chức năng trên của những “đầu nậu” không quen biết, về đóng gói bán kiếm lời, rao bán tại các “chợ thuốc” trên địa bàn quận Thanh Xuân, Ba Đình và rao bán trên mạng.
Ông Nguyễn Lập Phương, đại diện Công ty cổ phần dược phẩm Quốc gia là đơn vị đăng ký quyền tác giả và độc quyền phân phối thực phẩm chức năng nhãn hiệu Đào Hồng Đơn cho biết, qua xem xét khẳng định toàn bộ 120 hộp Đào Hồng Đơn thu giữ là hàng giả. Nếu tính theo giá bán của chính hãng thì số hàng giả này có giá 82,5 triệu đồng.
Theo một cán bộ chống hàng giả, thời gian gần đây, thực phẩm chức năng Đào Hồng Đơn được nhiều phụ nữ tìm mua nên bán khá chạy trên thị trường. Lợi dụng nhu cầu của chị em, các đối tượng đã đặt sản xuất hàng giả từ nước ngoài với giá rẻ để đưa vào Việt Nam tiêu thụ.
Ngày 18-10, Cơ quan CSĐT (PC46) Công an Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Hải và Nguyễn Văn Hà về hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm theo điều 157 BLHS. Đối với Đỗ Thị Tuyết Mai do đang nuôi con nhỏ 16 tháng tuổi, cơ quan điều tra tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ để khởi tố bị can.
Mạnh Phan