【blackpool – nottm forest】Nelson Mandela
"Chỉ người tự do mới có thể đàm phán. Tù nhân không thể thương lượng gì" - đây là câu trả lời cứng rắn của ông Nelson Mandela trước đề xuất của chính phủ Nam Phi năm 1985 rằng hãy kết thúc đấu tranh để đổi lấy tự do,blackpool – nottm forest thoát khỏi chốn lao tù.
Ông Mandela nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993
Được tôn vinh như vị cha già dân tộc của Nam Phi, ông Nelson Mandela là chính khách nổi tiếng cả thế giới vì sự đấu tranh không mệt mỏi để loại bỏ chủ nghĩa apartheid (phân biệt chủng tộc giữa người da trắng thiểu số và người da đen đa số tại Nam Phi trong quá khứ) và tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ đa chủng tộc.
Theo tiểu sử về ông Nelson Mandela trên Nobel.org, ông Nelson Mandela sinh 18-7-1918, là con trai của cố vấn cho trưởng bộ tộc người Thembu ở vùng Transkei, Nam Phi. Ban đầu, ông được ba mẹ đặt tên Rolihlahla. Về sau, một giáo viên đã đặt cho ông tên tiếng Anh là Nelson. Tuy nhiên, người dân Nam Phi luôn gọi ông bằng tên thân mật Madiba.
Năm 1941, ông từ chối cuộc hôn nhân do ba mẹ sắp đặt và đi đến Johannesburg. Ông Mandela kết hôn với người vợ đầu tiên - bà Evelyn Mase - vào năm 1944. Mặc dù đã có với nhau 4 người con nhưng ông bà vẫn quyết định ly hôn vào năm 1957.
Một năm sau đó, ông Mandela cưới bà Winnie Madikizela. Bà Winnie chính là một nhân tố tích cực trong chiến dịch vận động thả tự do cho ông Mandela khỏi chốn giam cầm. Trải qua nhiều sóng gió, hai ông bà li thân vào tháng 4-1992 và sau đó li hôn vào năm 1996.
Vào sinh nhật lần 80, ông Mandela tổ chức đám cưới với bà Graca Machel - vợ của cố Tổng thống Mozambique.
Cả cuộc đời đấu tranh vì quyền bình đẳng
Năm 1943, ông Mandela đăng ký học ngành luật tại trường Đại học Afrikaner Witswaterand Universit ở Johannesburg. Chính nơi đây, ông tiếp xúc với đầy đủ thành phần người từ các chủng tộc và tầng lớp xuất thân. Ông gặp gỡ những nhân vật có tư tưởng tự do, cấp tiến và đậm màu sắc châu Phi; cũng như đối diện với sự phân biệt và kì thị. Cả hai thái cực này đều là nhân tố thúc đẩy đam mê chính trị của ông Nelson Mandela.
Cùng năm 1943, ông Nelson Mandela gia nhập Đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) và sau đó thành lập Liên đoàn thanh niên ANC.
Năm 1952, ông Mandela mở văn phòng luật ở Johannesburg sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Cộng sự thân thiết của ông lúc này, và xuyên suốt quá trình đấu tranh chống aparthied về sau, là Oliver Tambo.
Năm 1956, ông Mandela và 155 nhà hoạt động khác bị buộc tội phản quốc. Tuy nhiên, cáo trạng đã bị hủy bỏ sau phiên tòa xét xử kéo dài bốn năm. Trong thời gian này, tinh thần chống apartheid ngày càng dâng cao - đặc biệt từ sau khi luật Pass Laws được ban hành để quy định những nơi nào mà người da đen được phép sinh sống và làm việc.
Một sự kiện đẫm máu nhưng là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống apartheid: cuộc thảm sát Sharpeville ngày 21-3-1960, cảnh sát thẳng tay nã súng vào những người biểu tình da đen khiến 69 người thiệt mạng. Từ đây, Đảng ANC bị cấm hoạt động.
Sự kiện Sharpeville cũng đánh dấu kết thúc trong chính sách đấu tranh hòa bình, bất bạo động của ông Mandela và chuyển sang kháng chiến vũ trang. Ông Mandela bí mật đến Algeria năm 1962 tham dự huấn luyện quân sự. Khi trở về nước, ông bị cảnh sát bắt giữ và kết án 5 năm tù vì tội kích động và rời đất nước trái phép. Trong thời gian thụ án, ông Mandela tiếp tục bị buộc tội âm mưu lật đổ chính phủ và phá hoại.
Phát biểu tại phiên tòa xét xử năm 1963, ông Mandela khảng khái bảo vệ quan điểm dân chủ, hòa bình và tự do. “Tôi trân trọng ý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do mà tất cả mọi người có thể sống hòa hợp cùng nhau, được đối xử bình đẳng với nhau. Đây là điều mà tôi luôn hi vọng để sống và cố gắng đạt được, và cũng là điều mà tôi sẵn sàng hi sinh nếu cần thiết” - ông Mandela nói.
Không thỏa hiệp đổi lấy tự do
Ngày 12-6-1964, ông Mandela và bảy người khác bị kết án tù chung thân, giam giữ tại nhà tù trên đảo Robben.
Trong khoảng thời gian 1968 - 1969, thân mẫu và người con trai cả của ông Mandela đều qua đời nhưng ông không được dự tang lễ của họ. Ông bị giam giữ trên đảo Robben 18 năm, sau đó được chuyển đến nhà tù Pollsmoor trong đất liền vào năm 1982.
Trong những năm bị giam cầm, tiếng tăm về ông Mandela ngày càng lan rộng. Từ lúc này, ông được xem là một trong những lãnh đạo da đen quan trọng nhất ở Nam Phi và trở thành biểu tượng đấu tranh mạnh mẽ, còn phong trào chống apartheid thì ngày càng tập hợp được nhiều sức mạnh. Thanh niên tại những thị trấn người da đen luôn nỗ lực đấu tranh chống lại sự cai trị của người da trắng.
Năm 1980, cộng sự Tambo của ông Mandela - lúc này sống lưu vong - tiếp tục lãnh đạo ANC phát động một chiến dịch quốc tế chống apartheid. Trọng tâm của chiến dịch là yêu cầu chính phủ Nam Phi thả tự do cho ông Mandela. Một sự kiện quan trọng của chiến dịch là buổi hòa nhạc tổ chức ở sân vận động Wembley tại London năm 1988. 72 người tham dự trực tiếp - và hàng triệu khán giả truyền hình thế giới - cùng đồng thanh “Phóng thích Nelson Mandela”.
Các lãnh đạo thế giới cũng ban hành cấm vận với chính quyền apartheid của Nam Phi từ năm 1967.
Năm 1985, Tổng thống Nam Phi khi đó là P.W.Botha đã đề nghị ông Mandela từ bỏ phong trào đấu tranh để đổi lấy sự tự do. Thông qua người con gái Zindzi, ông Mandela bác bỏ đề nghị này và nói rằng: "Thứ tự do mà tôi được nhận có nghĩa lý gì khi tổ chức của nhân dân (ANC) vẫn bị cấm. Chỉ người tự do mới có thể đàm phán. Tù nhân không thể thương lượng gì”.
Xây dựng chính phủ dân chủ
Dưới sức ép cả từ trong lẫn ngoài, năm 1990, Tổng thống FW de Klerk bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đối với đảng ANC. Ông Mandela được thả tự do sau 27 năm ngồi tù và bắt đầu vận động thành lập một chính phủ dân chủ đa chủng tộc mới cho Nam Phi.
Tháng 12-1993, ông Mandela và Tổng thống de Klerk được trao giải Nobel Hòa bình "vì những nỗ lực để chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc trong hòa bình, đồng thời đặt nền móng cho nền dân chủ Nam Phi mới".
Năm tháng sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, cử tri mọi chủng tộc nô nức đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử dân chủ. Kết quả: ông Mandela được bầu làm Tổng thống với số phiếu áp đảo, trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn ba thập kỉ do người da trắng thống trị.
"Tôi xin thề trung thành với Cộng hòa Nam Phi, xin long trọng và chân thành hứa rằng tôi sẽ thúc đẩy những điều có ích và chống đối những điều gây nguy hại cho đất nước, xin cống hiến bản thân mình cho hạnh phúc quốc gia và cho nhân dân" - ông Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức.
Trong chính phủ, ông Mandela tín nhiệm phó Tổng thống Thabo Mbeki trong việc điều hành đất nước, còn bản thân tập trung nhằm xây dựng một hình ảnh mới cho Nam Phi trên trường quốc tế. Vào tình hình khi đó, ông Mandela thuyết phục thành công các công ty đa quốc gia tiếp tục ở lại và đầu tư vào Nam Phi.
Năm 1999, ông Mandela kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống và trao quyền lực lại cho những thế hệ lãnh đạo trẻ mà ông tin tưởng đã được trang bị kĩ năng đầy đủ để điều hành một nền kinh tế tăng trưởng và hiện đại hóa nhanh. Đây cũng là một sự kiện hiếm hoi tại châu Phi, khi một nhà lãnh đạo tự nguyện từ bỏ quyền lực.
Nghỉ hưu bận rộn
Sau khi từ chức Tổng thống, ông Mandela vẫn tiếp tục công du khắp thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tham dự các hội nghị và nhận những giải thưởng của các tổ chức quốc tế. Ông Mandela còn tham gia vào nhiều cuộc đàm phán hòa bình ở CHDCND Congo, Burundi và nhiều quốc gia châu Phi khác.
Ở tuổi 85, ông Mandela bắt đầu ít xuất hiện trước công chúng để dành thời gian cho gia đình, bạn bè và tự suy ngẫm về cuộc đời. Ông chủ yếu xuất hiện trước công chúng trong các hoạt động của quỹ từ thiện Mandela do ông sáng lập.
Ông Mandela dành phần lớn thời gian trong các chiến dịch tuyên truyền về đại dịch AIDS đang hoành hoành ở Nam Phi lúc bấy giờ. Đầu năm 2005, người con trai cả Makgatho của ông Mandela đã qua đời vì bệnh AIDS. Dù bệnh AIDS khi đó được xem là điều cấm kị, ông Mandela không ngần ngại tuyên bố con trai mình qua đời vì bệnh AIDS và thúc giục người dân Nam Phi thay đổi suy nghĩ về đại dịch này. “Hãy xem nó như một căn bệnh thông thường”.
Ông Mandela còn được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc Nam Phi tổ chức World Cup 2010. Ông tham dự lễ bế mạc World Cup và nhận được sự hò reo ủng hộ của hơn 90.000 cổ động viên tại sân vận động Soccer City. Đây cũng là lần xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng của ông Mandela.
Theo Tuổi Trẻ
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/637b791704.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。