Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VPBank đã triển khai một loạt các chương trình giúp SMEs |
Tài trợ theo phương án kinh doanh
Số liệu mới nhất được Tổng cục Hải Quan công bố cho thấy, bức tranh xuất nhập khẩu đang lấy gam màu xám làm chủ đạo. Cụ thể, luỹ kế 8 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước đạt 436,44 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải xác định, nguyên nhân thực trạng trên là do kinh tế thế giới phục hồi chậm, tổng cầu suy giảm, lạm phát chưa hạ nhiệt. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến lượng tồn kho của các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… tăng cao.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều doanh nghiệp SME, việc suy giảm đơn hàng sang các thị trường chính còn đến từ yếu tố nội tại, mà chủ yếu liên quan đến bài toán vốn.
Ông Ngô Minh Ngọc, Giám đốc công ty chế biến thuỷ sản tại Cà Mau cho hay, sau dịch Covid-19, mặc dù đã cầm cố gần hết tài sản cố định nhưng nguồn vốn lưu động của công ty vẫn bị giảm khoảng 30%. Không có thêm tài sản để vay thêm vốn, trong khi giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao khiến công ty không tự tin nhận thêm đơn hàng mới.
Chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhiều ngân hàng đã đồng hành đưa ra giải pháp để SME tối ưu hoá nguồn vốn. Nổi lên là ngân hàng VPBank với chương trình tài trợ thương mại theo phương án kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp có thể vay không có hoặc chỉ có tài sản đảm bảo một phần khoản vay. Đồng thời, hạn mức tín dụng được cấp để có thể sử dụng một cách chủ động và thuận tiện. Lãi suất vay ưu đãi hơn so với các hình thức vay bổ sung vốn lưu động thông thường. Thậm chí, ngân hàng còn thực hiện cơ chế thu nợ linh hoạt theo dòng tiền từ phương án kinh doanh/ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Được tiếp cận với chương trình hỗ trợ của VPBank, công ty của ông Ngọc có thêm nguồn vốn lưu động đáng kể. “Hiện nay, thu hoạch thuỷ sản đều có mùa vụ. Vào chính vụ, giá nguyên liệu thường rẻ. Nhờ được bổ sung nguồn vốn đúng thời điểm, công ty đã tiết kiệm cả chục tỷ đồng tiền chi phí nguyên liệu. Đây là con số đáng suy nghĩ trong bối cảnh giá thuỷ hải sản đang tăng phi mã theo thức ăn chăn nuôi”, ông Ngọc nói.
Không những vậy, sau khi hoàn thiện đơn hàng, VPBank còn hỗ trợ doanh nghiệp ông Ngọc tư vấn các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế. Nhờ vậy, ông Ngọc rất yên tâm khi giao dịch với đối tác nước ngoài khi thương lượng bộ chứng từ, thanh toán bộ chứng từ...
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn lưu động, VPBank còn triển khai thường kỳ chương trình cấp trước hạn mức tín dụng không cần tài sản đảm bảo. Cụ thể, trong tháng 9 vừa qua, ngân hàng đã phê duyệt nguyên tắc hạn mức đến 500 triệu đồng cho khoảng 10.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó những doanh nghiệp thỏa tiêu chí sẽ được nhận thông báo/tin nhắn từ ngân hàng để hoàn thiện thủ tục nhận vốn.
Đáp ứng đa dạng các nhu cầu của doanh nghiệp
Bên cạnh việc tài trợ vốn theo phương án kinh doanh, để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn, VPBank đã lắng nghe nhu cầu khách hàng để phát triển, mang tới nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng như nhu cầu bảo lãnh, L/C online.
Cụ thể, VPBank cung cấp các loại hình bảo lãnh đa dạng, bảo đảm uy tín cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại cam kết bảo lãnh VPBank có thể phát hành gồm: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh bảo hành; bảo lãnh chờ quyết toán; bảo lãnh thanh toán; … Các loại bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật lao gồm trong nước và quốc tế.
Khi phát hành cam kết bảo lãnh, VPBank cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Trên cơ sở bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ hồ sơ yêu cầu VPBank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phù hợp với quy định trong cam kết bảo lãnh.
Chủ một doanh nghiệp xuất khẩu giấy tại Thanh Hoá chia sẻ, từ khi sử dụng dịch vụ tại VPBank, doanh nghiệp hoàn toàn tự tin có thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo lãnh của bên thứ ba và nâng cao mức độ tin cậy.
Cũng sử dụng cả dịch vụ L/C online, vị này cho hay, các giao dịch chuyển tiền, mở L/C online của VPBank đã hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm chi phí tài chính, tạo điều kiện tăng lợi nhuận. Đặc biệt là đối với các hoạt động UPAS LC đã trở nên hữu hiệu vì giúp doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán để chủ động hơn trong thu xếp nguồn vốn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời hoặc theo yêu cầu của đối tác và tiến độ nhập khẩu.
Song song đó, VPBank hiện còn triển khai nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các chính sách như: Tặng tài khoản số đẹp trị giá đến 11 triệu đồng (loại tài khoản dạng xxx9999, xxx6868, xxx56789, …); Miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng trên App NEOBiz; Miễn phí chuyển tiền quốc tế online và điện phí; Ưu đãi tỷ giá FX đến 150 điểm khi giao dịch TTR online…
Theo lãnh đạo VPBank, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng triển vọng thị trường xuất nhập khẩu cuối năm là vẫn còn. Do đó, những chia sẻ của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Kỳ vọng rằng, với hành động cụ thể của các ngân hàng thương mại nói chung và VPBank nói riêng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ có thêm lực đẩy mới để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, vững vàng vượt qua thách thức để lấy lại đà tăng trưởng.