【trưc tiêp bong đá】Giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
(CMO) Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “bạn có sáng kiến gì mới trong hoạt động giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) hay không”, đa số DN đều mong muốn sẽ có một đơn vị, hay trung tâm tư vấn tận tình cho họ. Trước hết là để cung cấp thông tin, giúp DN nắm rõ chính sách, chế tài, hệ thống luật pháp; sau là giúp đỡ DN giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc.
Giải pháp nào? Trước tiên tập trung vào kết nối với cơ quan chính quyền để giải quyết các vướng mắc trong thực hiện pháp luật cho DN, tạo lòng tin cho DN vào vai trò của các hiệp hội DN, trong việc bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ hoạt động của hội viên. Tham gia và giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động của các tổ công tác hỗ trợ DN.
Chúng ta cần thiết có trung tâm tư vấn và thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để DN có thể tham gia, tiếp cận.
Hỗ trợ pháp lý cho DN góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.(Ảnh chụp tại Công ty CP XNK Đại Dương Xanh Toàn Cầu). Ảnh: Phúc Duy |
Để hỗ trợ DN đạt hiệu quả, chúng ta cần tổ chức các buổi đối thoại ở cấp huyện và hỗ trợ tư vấn tại địa bàn. Trên cơ sở đó, hướng dẫn hội viên giải quyết khó khăn, vướng mắc và tổng hợp các kiến nghị, khó khăn vướng mắc gửi đến các cơ quan Nhà nước và theo đuổi đến khi có kết quả giải quyết.
Hướng dẫn nâng cao năng lực bản thân DN, hiểu biết về pháp luật, quyền tự bảo vệ lợi ích của DN. Chỉ dẫn cách thức và tiếp cận với cơ quan Nhà nước để đạt hiệu quả (nhận biết cơ quan giải quyết vướng mắc, phong cách, thái độ, phương pháp, thông tin pháp luật làm căn cứ, quyết tâm theo đuổi...).
Xây dựng cơ chế theo dõi giải quyết kiến nghị triệt để khó khăn, vướng mắc của các DN: Khuyến khích DN phản ánh khó khăn, vướng mắc trao đổi để nắm bắt chi tiết, kèm theo hồ sơ tài liệu; làm việc với các cơ quan chức năng; tập hợp và chuẩn bị công cụ pháp lý để đề xuất cách giải quyết với người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh.
Xây dựng cơ chế phản hồi về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước. DN phản ánh về những cuộc kiểm tra, thanh tra trùng lắp, có dấu hiệu thiếu minh bạch, công chức thanh tra không thực hiện đúng quy trình để kịp thời phản ánh với cấp có thẩm quyền và phòng ngừa.
Nên thành lập tổ công tác hỗ trợ DN do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, hoặc nhóm nghiên cứu và vận hành mô hình hỗ trợ pháp lý để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Vì vậy, nếu có một mô hình hỗ trợ pháp lý cho DN sẽ tạo ra nhiều thuận lợi hơn khi thực hiện cơ chế phối hợp với sở, ban, ngành, địa phương.
Nếu chúng ta có tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho DN sẽ giúp Chủ tịch UBND tỉnh điều phối, thực hiện tốt sự phối hợp trong hoạt động của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, trọng tâm là kịp thời nắm bắt, giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc cho DN; đa dạng hoá kênh thông tin phản ánh, tiếp nhận và phản hồi, giải quyết kiến nghị của DN; ngăn ngừa việc làm của các cơ quan Nhà nước có thể gây phiền hà cho DN, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thân thiện, an toàn, minh bạch hơn.
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN được thông qua nhiều hình thức đa dạng với mục tiêu cao nhất là hiệu quả trong giải quyết phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của DN trên tinh thần “nói thật, làm thật”, “sự việc cụ thể, thông điệp lớn”, tạo không gian khác biệt trong trợ giúp DN theo từng mô hình với phương châm “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”.
Nhiều trường hợp cần đến trực tiếp DN để ghi nhận, tìm hiểu cụ thể để có phương án giải quyết. Một số trường hợp kiến nghị có tính chất phức tạp của DN có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo UBND tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành trực tiếp đến trụ sở DN làm việc, có phương án giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho DN. Những hành động cụ thể của lãnh đạo tỉnh giúp DN yên tâm và tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của tỉnh.
Dù hỗ trợ theo hình thức nào cũng đều khẳng định rõ: việc phản ánh hoặc gửi kiến nghị không chỉ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của DN mà còn góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện, an toàn và minh bạch hơn./.
Phạm Quốc Sử