Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc,ưaxóanợnếuHảiquanchưaápdụnghếtcácbiệnphápcưỡngchếthuếxem lịch bóng đá ngoại hạng anh Cục Hải quan Hà Nội. Ảnh: T.Trang. Phân tích về quy định xóa nợ đã quá 10 năm, Tổng cục Hải quan cho biết, tại Khoản 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 quy định: “Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”
Bên cạnh đó, tại Điều 32 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp tiền phạt quá 10 năm: khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Hướng dẫn về quy định cưỡng chế thuế, Tổng cục Hải quan cho biết, tại Điều 92, 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 quy định: “Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định”.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thực hiện theo thứ tự quy định chi tiết tại Khoản 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13. Các biện pháp cưỡng chế chỉ chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào NSNN.
Tổng cục Hải quan cho biết, với các quy định trên, công ty đang nợ tiền chậm nộp quá hạn 90 ngày thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trường hợp khoản nợ đã quá 10 năm, cơ quan Hải quan đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nêu trên không thu đủ tiền chậm nộp còn nợ thì thuộc đối tượng không được xóa nợ.
Cụ thể, trường hợp của Công ty TNHH Đức Phương hiện vẫn đang hoạt động, cơ quan Hải quan chưa áp dụng hết tất cả các biện pháp cưỡng chế nên chưa đủ điều kiện xóa nợ.
Được biết, hiện Công ty TNHH Đức Phương đang nợ tiền chậm nộp thuế tại các Cục Hải quan: TP.HCM, Lạng Sơn, Hà Nam Ninh, Quảng Trị với số tiền là hơn 11,070 tỷ đồng. |