会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi keo nice】Nhiều thách thức về an ninh nguồn nước!

【soi keo nice】Nhiều thách thức về an ninh nguồn nước

时间:2025-01-10 09:57:22 来源:88Point 作者:Cúp C1 阅读:474次
Việt Nam đối mặt với thách thức lớn trong đảm bảo an ninh nguồn nước Tính kế sách lâu dài cho an ninh nguồn nước

Biến đổi khí hậu gây sức ép lên tài nguyên nước

Thông tin về thực trạng,ềutháchthứcvềanninhnguồnnướsoi keo nice thách thức và định hướng giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước tại Việt Nam, ông Trần Chí Trung - Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á cho biết, vấn đề an ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, đến chủ quyền quốc gia. Mặc dù, chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Nguy cơ mất an ninh nguồn nước là thách thức hiện hữu trong cả hiện tại và tương lai.

Nhiều thách thức về an ninh nguồn nước
Ông Trần Chí Trung - Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á thông tin về nguy cơ mất an ninh nguồn nước đang hiện hữu của Việt Nam. Ảnh: TN

Đưa ra các yếu tố tác động đến an ninh nguồn nước của Việt Nam, ông Trần Chí Trung cho biết, thứ nhất, nguồn nước mặt của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Việc phát triển và sử dụng nước các quốc gia thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế của Việt Nam đang không ngừng gia tăng, tạo thách thức ngày càng lớn đối với quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Việt Nam hạn chế về quyền chủ động đối với nguồn nước, tài nguyên nước do phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước ngoài biên giới, do 63% tổng lượng nước mặt là ngoại sinh.

Không còn là những dự đoán, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thực tế đã gây ra thiệt hại ngày càng nặng nề hơn cho nông nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, xâm nhập mặn rừng đầu nguồn bị suy giảm cũng gây ra những tác động không hề nhỏ tới nguồn nước. Nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng.

Các quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông đều có tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta. Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ có tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam. Dự kiến, lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể giảm 97% vào năm 2040.

Tác động thứ hai là tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo ông Trần Chí Trung, tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước của Việt Nam. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khi nước biển dâng khiến tình trạng mặn xâm nhập diễn biến càng xấu hơn; thời tiết cực đoan khiến hạn hán kéo dài hơn, mưa lũ khủng khiếp hơn... Đó là những thách thức lớn cho an ninh nguồn nước ở Việt Nam.

Tác động thứ ba là ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải. Tình trạng xây dựng đập làm thủy lợi, thủy điện, lấp ao hồ, sông suối để phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ..., đã dẫn tới hầu hết các con sông chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm là thực trạng và cũng là thách thức lớn đối với vấn đề an ninh nguồn nước tại Việt Nam.

Tác động thứ tư là hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa tiết kiệm. Việc sử dụng nước ở Việt Nam còn kém hiệu quả, lãng phí. Tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm hơn 80%, nhưng mỗi đơn vị mét khối nước chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, thấp hơn cả mức trung bình của Lào là 2,53 USD, bằng 1/8 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD GDP

Giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước

Ông Trần Chí Trung cho biết, để bảo đảm an ninh nguồn nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW. Hiện nay, Kết luận số 36-KL/TW đã được phổ biến quán triệt sâu rộng đến các cấp, các ngành. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW; một số bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW; một số tỉnh/thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW trên địa bàn.

Nhiều thách thức về an ninh nguồn nước
Những năm gần đây Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Ảnh: TL

Theo đó, định hướng giải pháp thực hiện các nhóm nhiệm vụ quan trọng của Kết luận số 36-KL/TW gồm: Một là, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước. Theo đó, cơ chế, chính sách đồng bộ để giải quyết, nâng cao tính chủ động về nguồn nước, bảo đảm an toàn cấp nước cho sinh hoạt.

Hai là, giải pháp chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, theo đó, cần đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hoà, phân phối nguồn nước.

Việt Nam là quốc gia được ưu ái về nguồn nước, có hệ thống sông ngòi dày đặc, có nguồn tài nguyên nước mặt tương đối dồi dào. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vì là quốc gia nằm về phía cuối của các con sông lớn, chảy qua địa phận nhiều nước nên Việt Nam có yếu tố bất lợi là lượng nước mặt phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước ngoại sinh. Do đó, Việt Nam đang gặp phải những thức thách lớn trong đảm bảo an ninh nguồn nước.

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên nước, theo đó cần xây dựng, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; Hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.

Bốn là, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành công trình khai thác nguồn nước, theo đó, cần ứng dụng công nghệ để tái sử dụng nước, tạo nguồn nước mới, thu, tích trữ nước; quản lý vận hành công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải.

Năm là, áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, theo đó cần kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, làng nghề, công nghiệp. Cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước.

Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thuỷ, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng./.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
  • Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh
  • Ai Cập: Ngày đầu bỏ phiếu về hiến pháp diễn ra suôn sẻ
  • Mỹ, Venezuela muốn hàn gắn quan hệ song phương
  • 1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
  • Ấn Độ và Pakistan lại đọ súng ở khu vực Kashmir
  • Nữ hoàng Anh sắp truyền ngôi?
  • Cựu Thủ tướng Berlusconi tái lập đảng Forza Italy
推荐内容
  • Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
  • Bão tuyết nguy hiểm tấn công vùng Đông Nam nước Mỹ
  • Ukraine dọa dùng vũ lực tại miền đông
  • Hacker tấn công 437 website VN trong vòng 30 ngày
  • Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
  • 2014 trong mắt giới thần bí