Đà tăng của thị trường chứng khoán cơ sở có phần yếu đi trong phiên 24/11 sau khi định giá tăng cao trong thời gian ngắn. Các chỉ số giao dịch ở giá đỏ trong phiên sáng nhưng tăng trở lại trong phiên chiều. Sau khi các bluechips tăng mạnh trong thời gian qua,áisinhĐộbiếnđộngđangtăngcaocùngvớixuthếbánranhiềuhơbologna vs sassuolo dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Do đó, mặc dù số lượng mã tăng áp đảo với 293/178 mã tăng/giảm, thị trường chỉ tăng điểm nhẹ.
Kết thúc phiên, VN-Index tăng 1,87 điểm (+0,2%) lên 935,57 điểm, HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,59%) lên 110,83 điểm. Chỉ số VNMidcap và VNSmallcap đồng loạt tăng mạnh tương ứng 1,82% và 1,32%, trong khi VN30 có mức tăng khiêm tốn 0,36% (+3,29 điểm) đóng cửa ở 926,21 điểm với 18/9 mã tăng/giảm.
Thị trường chứng khoán phái sinh có biến động ngược chiều với thị trường cơ sở. Đà tăng nhóm cổ phiếu trụ cột chậm lại đã tác động tiêu cực tới tâm lý giao dịch của thị trường phái sinh.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho biết, tất cả các hợp đồng tương lai (HĐTL) cùng giảm mạnh, trong đó HĐ F1806 giảm mạnh nhất 56,3 điểm về dưới ngưỡng 1.000 điểm. HĐ F1712 giảm 12 điiểm xuống 938 điểm, hiện cao hơn chỉ số cơ sở 11,79 điểm.
Như vậy, khoảng cách tới giá lý thuyết đã được thu hẹp đáng kể, tuy nhiên tất cả các HĐTL vẫn giao dịch trên giá lý thuyết. Thị trường phái sinh đang dần hạ nhiệt và có những bước điều chỉnh mạnh để đưa giá các HĐTL về mức hợp lý hơn.
Thanh khoản giảm xuống 13.862 HĐ, giảm 19% so với phiên trước. Khối lượng mở cũng giảm 700 HĐ xuống 7.608 HĐ khi nhà đầu tư đóng dần vị thế trong xu hướng giảm của thị trường.
Chỉ số VN30 duy trì được xu hướng tăng; tuy vậy, các HĐTL lại giảm giá khá mạnh trong phiên 24/11. Độ biến động của thị trường phái sinh đang tăng cao cùng với xu thế bán ra nhiều hơn, SSI Retail Research cho rằng, nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua dài hạn ở vùng giá thấp nên đóng bớt các vị thế ở vùng giá cao trong phiên và chờ cơ hội mua lại thấp hơn./.
D.T