Liên quan đến vụ Bệnh viện Bạch Mai bị “tố” âm thầm tuồn chất thải y tế,ệnhviệnBạchMaiđãxửlíthếnàovớinhữngchấtthảiytếdínhmágiải a brazil không loại trừ cả loại nguy hại ra ngoài tái chế thành các sản phẩm như cốc chén nhựa, ống hút, chiều ngày 8/1, bệnh viện này đã họp nóng với sự tham dự của nhiều cơ quan báo chí.
Rác thải y tế độc hại được âm thầm xử lý tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lao Động.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay khi báo chí phản ánh về việc Bệnh viện Bạch Mai tuồn chất thải y tế độc hại ra ngoài để tái chế thành cốc nhựa, ống hút... tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, cá nhân ông đã lập tức kiểm tra và thấy rằng bản chất vấn đề không phải như phản ánh.
Ông Hùng cho biết, thực tế, lượng chất thải tại Bệnh viện Bạch Mai rất lớn, mỗi ngày phát sinh khoảng 5,7 tấn rác thải, trong đó chủ yếu là các chất thải thông thường (khoảng 4,5 tấn) và khoảng 300kg chất thải tái chế, 800kg chất thải lây nhiễm độc hại.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai đang trình bày, giải thích.
“Trong chất thải y tế, chất thải nguy hại gồm các loại kim tiêm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông băng, vật liệu cầm máu, chất thải liên quan đến chất hóa học, chất thải phóng xạ như bơm kim tiêm sử dụng lấy hóa chất phóng xạ phải tiêu hủy. Còn chất thải tái chế như chai dịch truyền bằng nhựa (chai đựng dịch lọc thận, nước muối biển, những chất không gây hại), giấy vụn, chai lọ thủy tinh, can nhựa đựng chất thải không nguy hại, nút chai... được phép tái chế”, ông Hùng giải thích.
Ông Hùng giải thích thêm: “Như vậy, với rác thải tái chế khoảng 300kg về cơ bản không phải xử lý gì. Chúng tôi chỉ cần phân loại đúng theo tại nguồn bằng túi nilon màu trắng, vận chuyển xe riêng, đóng gói cân nặng không để thất thoát”.
“Thông tin báo chí đưa đúng, nhưng đó là đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Theo quy định, những rác thải có dính máu là loại truyền nhiễm, phải được xử lý bằng hóa chất, sau đó cho vào nồi hấp. Trong quá trình thực hiện, có những khâu nhân viên tuân thủ chưa tốt, khu xử lý cũng có những điều kiện chưa tốt. Chúng tôi nhận lỗi về điều này”, ông Hùng nói.
Trước câu hỏi về quy trình xử lý rác lây nhiễm bằng máy thô sơ giống như tại các cửa hàng đồng nát, ông Hùng cho hay, việc làm biến dạng rác thải không phải là công nghệ, tất nhiên về lâu dài cần nhập máy móc đắt tiền để thực hiện công đoạn này. Hiện, khoa mới chỉ thử nghiệm nên chưa đủ điều kiện.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, đề tài nghiên cứu này chưa được thông qua hội đồng bệnh viện mà đã thực hiện. Bệnh viện sẽ có biện pháp xử lý sai sót này.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền thừa nhận có sai sót. Ảnh V.Cường
Ông Ngô quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai quả quyết, ông đã cho ngừng ngay hoạt động này từ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tới các đơn vị đã ký hợp đồng chính thức với bệnh viện.
"Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và Ban giám đốc bệnh viện đã quyết định ngừng toàn bộ hoạt động này. Chúng tôi không có hoạt động bán rác thải lây nhiễm ra cộng đồng. Những cá nhân liên quan thực hiện chưa đúng quy trình chúng tôi sẽ xử lý nghiêm túc. Qua sự việc này, công tác quản lý rác thải nói riêng và quản lý rác thải chung của Bệnh viện sẽ được chấn chỉnh. Đây là bài học rất lớn cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nói riêng và những người làm quản lý nói chung”, ông Châu thẳng thắn nhận khuyết điểm trong công tác quản lý.
Viết Cường