Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trưởng khả quan
Theềmchếáplựclạmphátdolựcđẩytừgiáxăngtăkeo bet 88o đánh giá của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2022 là động lực chính dẫn dắt sự tăng trưởng của tiêu dùng trong nước.
Lý giải nguyên nhân bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng, đại diện Bộ Công thương cho rằng, với những yếu tố thuận lợi như tình hình Covid-19 dần được kiểm soát, nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31 vừa được tổ chức tại Việt Nam làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng 5/2022 trở nên nhộn nhịp và sôi động đã tác động tích cực đến thị trường hàng hóa trong nước.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5/2022 đạt 477,3 nghìn tỷ đồng, mặc dù chỉ tăng 4,2% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ tăng khá mạnh, tăng 22,6% (cùng kỳ giảm 1,03%). Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 2.257 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,58%).
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Trong đó, bán lẻ hàng hóa trong 5 tháng đầu năm tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, riêng lương thực và thực phẩm tăng tới 13,1% do giá cả hàng hóa tăng; ngược lại, nhóm hàng may mặc và đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình lần lượt chỉ tăng 0,2% và giảm 1,6% do thu nhập của người dân vẫn còn khó khăn sau thời gian dịch bệnh kéo dài; lưu trú, ăn uống tăng mạnh, tăng 15,7%; du lịch tăng 34,7% do nhu cầu du lịch của người dân tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Mặc dù mức bán lẻ hàng hóa có dấu hiệu tăng trở lại là tín hiệu tích cực kích cầu tiêu dùng, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu, giá nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới vẫn diễn biến phức tạp và ở mặt bằng giá cao, đẩy giá các hàng hóa này tại thị trường trong nước trong tháng 5 lên cao và tiếp tục tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6/2022.
Lạm phát là nỗi lo lớn
Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 5/2022 tăng. CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những ngày qua, các đại biểu Quốc hội, cũng như người dân đặc biệt quan tâm đến các giải pháp đã và đang được các bộ, ngành đưa ra để kiềm chế lạm phát, đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đời sống người dân.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có ngay giải pháp bình ổn giá mặt hàng này, tránh hiệu ứng domino tới các mặt hàng khác. Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú đưa ra dự báo, mặt bằng giá cả hàng hóa tiêu dùng trong 2 quý cuối năm sẽ tăng thêm 15 - 17% nữa nếu giá xăng dầu cứ tăng đều đều.
Giá xăng RON 95 vượt mốc 31.500 đồng/lítTrước áp lực của giá thị trường thế giới, Liên Bộ Công thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu, từ 15h ngày 1/6/2022. Theo đó, xăng E5RON92 tăng 602 đồng/lít so với giá bán hiện hành, giá bán ra 30.235 đồng/lít; xăng RON95 tăng 921 đồng/lít so với giá hiện hành, giá bán ra không cao hơn 31.578 đồng/lít. Dầu hoả có giá mới là 25.340 đồng một lít, tăng 940 đồng/lít. Dầu diesel giá tăng lên 26.390 đồng một lít, tương ứng tăng 840 đồng. Đây lần tăng giá thứ 5 kể từ ngày 21/4 đến nay. Tổng cộng giá xăng RON 95 đắt thêm 4.260 đồng một lít, E5 RON 92 cũng tăng thêm 3.760 đồng một lít. |
Đứng trước bài toán này, Bộ Công thương cho biết, đã đưa ra 6 giải pháp trọng tâm, trong đó bảo đảm đầy đủ thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân; tiếp tục giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm 2022; đặc biệt là phối hợp với Bộ Tài chính, theo dõi sát diễn biến của giá dầu thế giới do tác động của dịch bệnh để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với kịnh bản điều hành giá của Chính phủ.
Đồng thuận với quan điểm điều hành giá xăng dầu để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận, ông Trần Văn Lâm - ủy viên thường trực ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cũng nhận xét, kiểm soát giá xăng dầu không có nghĩa giữ giá mặt hàng này ở mức thấp.
Ông Lâm phân tích, nếu chênh lệch quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước và thế giới sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu. Tức là, xăng dầu nhập về rồi chảy ngược ra nước ngoài, trong khi Chính phủ phải bù lỗ việc nhập khẩu. Hơn nữa, chênh lệch giá quá lớn giữa xăng dầu trong nước và thế giới cũng không đảm bảo yếu tố cạnh tranh của thị trường tự do, hệ quả có thể hàng hóa xuất khẩu đối mặt các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp...
Các chuyên gia kinh tế cũng góp ý, ngoài các phương án giảm thêm thuế, Chính phủ cần có phương án dự trữ, giải pháp và chiến lược "rất đặc biệt với mặt hàng xăng, dầu", nhất là tăng dự trữ xăng, dầu quốc gia và làm tốt hơn dự báo để tránh rơi vào thế bị động về nguồn cung. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh, kiểm tra để bình ổn giá, sàng lọc những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng để tăng giá xăng, dầu.