【kết quả bóng đá bundesliga 2】Mở rộng thị trường Nga cho hàng dệt may
Ngành dệt may Việt Nam: Tăng trưởng và thách thức Doanh nghiệp dệt may tính toán “chốt” đơn hàng quý cuối của năm |
TheởrộngthịtrườngNgachohàngdệkết quả bóng đá bundesliga 2o thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mới đây, đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tham gia triển lãm BEE -TOGETHER lần thứ 17 tại Moscow, đồng thời có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nga - Đặng Minh Khôi.
Nga được nhận định là thị trường xuất khẩu tiềm năng với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nga tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tháng 4/2024 Việt Nam xuất khẩu 80,6 triệu USD hàng dệt may sang Nga, lũy kế 4 tháng đầu năm đạt kim ngạch 259,7 triệu USD. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm.
Mở rộng thị trường Nga cho hàng dệt may |
Cũng theo ông Giang, thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp Nga mong muốn thúc đẩy hợp tác, kêu gọi đầu tư của Việt Nam vào các lĩnh vực kéo sợi, dệt nhuộm tại Nga. Tuy nhiên, một số chính sách của Nga đối với lao động nước ngoài như visa lao động, yêu cầu trình độ tiếng Nga... chưa thực sự thuận lợi cho đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu tập trung hợp tác trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Nga.
Để có thể tăng trưởng ổn định kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nga, đại diện Hiệp hội Dệt may nhấn mạnh, cần thiết sớm tiến hành đàm phán sửa đổi nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với một số mặt hàng may mặc của Việt Nam xuất vào EAEU.
Theo đó, do nhu cầu của Nga và năng lực sản xuất của Việt Nam đều tăng mạnh trong thời gian gần đây, cần điều chỉnh tăng lượng hạn ngạch được hưởng thuế nhập khẩu 0% đối với các mặt hàng dệt may Việt Nam để đảm bảo không tạo rào cản thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trước ý kiến của lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại sứ Đặng Minh Khôi thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cũng đã kiến nghị, triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn trong thương mại giữa Việt Nam và Nga, đặc biệt là về thanh toán, vận tải.
Đến nay, giữa Việt Nam và Nga đã có tuyến vận tải biển trực tiếp thường xuyên giữa Vladivostok và TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các khó khăn về thanh toán cũng đã từng bước được giải quyết.
Đại sứ Đặng Minh Khôi cũng nhận định, Nga là thị trường lớn với GDP tính theo ngang sức mua đứng thứ 4 thế giới, hiện đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang. Đây là thời điểm hết sức thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác với Nga trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần năng động hơn nữa để nắm bắt thời cơ, tận dụng được các cơ hội thị trường.
Đối với hợp tác lao động giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực may mặc, đại sứ quán đã có kiến nghị hai bên cần đàm phán tiến tới ký kết hiệp định về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Nga nhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và các bên liên quan, xây dựng cơ chế phù hợp hơn trong việc đưa lao động từ Việt Nam sang Nga thay cho cơ chế giới hạn hạn ngạch lao động hàng năm như hiện nay.
Dù Nga là thị trường xuất khẩu hấp dẫn của ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên theo kinh nghiệm của các chuyên gia và những doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất nhập khẩu với Nga, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cũng tồn tại không ít khó khăn và trở ngại. Kinh doanh trên thị trường Nga đòi hỏi sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xác định rõ tiềm năng và mong muốn của đối tác, thường xuyên liên lạc với đối tác để gắn kết lâu dài.
Khi thâm nhập vào thị trường Nga, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất lượng, giá cả, đòi hỏi cả những cách thức kinh doanh bài bản, phù hợp hơn trong điều kiện mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo, chất lượng tốt, cải tiến mẫu mã và xây dựng, đăng ký thương hiệu với những mặt hàng đã có uy tín ở thị trường này.