【nhận định gamba osaka】Năng suất lao động Việt Nam còn thua xa các nước

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 09:56:07 评论数:

nang suat lao dong viet nam con thua xa cac nuoc

Việt Nam còn thiếu lao động chất lượng cao. Ảnh: Thu Dịu

Mất 50 năm mới bắt kịp Thái Lan

Báo cáo thực trạng năng suất lao động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: năng suất lao động của Việt Nam trong những năm qua đã cải thiện đáng kể,ăngsuấtlaođộngViệtNamcònthuaxacácnướnhận định gamba osaka khoảng cách tương đối về năng suất lao động với các nước ASEAN được thu hẹp dần. Cụ thể, nếu năm 1994 năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipines và Indonesia lần lượt gấp Việt Nam từ 29,2 lần; 10,6 lần; 4,6; lần 3,1; 2,9 lần thì năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng 18 lần; 6,6 lần; 2,7 lần; 1,8 lần.

Song điều này vẫn chưa đủ để giảm khoảng cách tuyệt đối về năng suất lao động với các nước. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm hơn dẫn tới sự gia tăng cả về khoảng cách tuyệt đối và tương đối với hai nước trên.

Khoảng cách tương đối về năng suất lao động giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần.

Giả định Việt Nam và một số nước duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 thì phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan. Trong khi đó, khoảng cách với Trung Quốc lại gia tăng đáng kể.

“Điều này cho thấy thách thức và khó khăn nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp năng suất của các nước” – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn khá cao (năm 2014 chiếm 46,3%) và cao hơn so với các nước trong khu vực. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực này là lao động giản đơn, có tính thời vụ, việc làm không ổn định, nên giá trị gia tăng tạo ra không cao, dẫn đến năng suất lao động thấp. Khu vực này có tới trên 46% lao động của cả nước nhưng chỉ tạo ra 18,1% GDP.

Ngoài ra, việc lao động di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp chủ yếu lại chuyển sang làm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp, hay chuyển sang ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Do đó, để tránh một quá trình kéo dài mới bắt kịp năng suất lao động của các nước, Việt Nam cần phải quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp. Qua đó chuyển dần theo xu hướng mới, phổ biến ở các nền kinh tế, đó là yếu tố tăng năng suất nội ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế.

Doanh nghiệp quyết định

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất lao động.

Thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô quá nhỏ với 90% số doanh nghiệp hiện chưa đạt được quy mô tối ưu để có được năng suất lao động cao nhất. Nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp có từ 50-99 lao động là nhóm có năng suất lao động cao nhất, cao hơn 50,6% so với nhóm có quy mô siêu nhỏ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần tạo môi trường thuận lợi cùng với chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình nâng cao công nghệ và sáng tạo, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng.

Bởi doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo (nghiên cứu và phát triển R&D) có năng suất lao động tăng 19,3% so với những doanh nghiệp không tham gia vào R&D.

Năng suất lao động và việc làm là các yếu tố tác động đến tăng trưởng năng suất lao động. Nhưng tăng trưởng GDP dựa trên tăng việc làm thường không cao và thiếu bền vững. Trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là một thách thức nhưng có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Với năng suất cao hơn, tăng việc làm cũng sẽ tạo ra “lợi ích theo cấp số nhân”. Giả sử mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% thì năng suất lao động cần tăng 5-6%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có 3 phương thức để nâng cao năng suất lao động. Một là đầu tư tài sản và nâng cao chất lượng đầu tư. Hai là nâng cao chất lượng và kỹ năng lao động. Ba là hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý cho sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn lực.

最近更新