Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Tài chính vi mô cho thúc đẩy tài chính toàn diện - thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm là diễn đàn khoa học cho các đại biểu trao đổi,ìmgiảipháppháttriểntổchứctàichínhvimôđội hình al taawon gặp al-nassr đánh giá thực trạng hoạt động của các loại hình tổ chức tài chính vi mô và đề xuất các sáng kiến, giải pháp để giải quyết những thách thức, khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, phát triển tài chính vi mô là một trong các mục tiêu cụ thể của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (chiến lược). Chiến lược đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp để phát triển loại hình này; khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô; khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô và các tổ chức công nghệ tài chính, hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi… Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trên, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hiện tại, có 4 tổ chức tài chính vi mô và 79 chương trình, dự án tài chính vi mô. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, qua đó tăng tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính của người dân. Tuy vậy, quy mô hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô còn khá nhỏ so với tiềm năng phát triển và đang gặp nhiều khó khăn, như một số quy định chưa phù hợp, năng lực quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ nhân lực còn nhiều hạn chế, mạng lưới hoạt động hẹp… Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu, tập trung thảo luận, đánh giá thực tiễn hoạt động, đồng thời rà soát, phân tích hành lang pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định hiện hành nhằm phát triển hoạt động này trong thời gian tới. Theo đó, cần thống nhất quy định về khách hàng tài chính vi mô phù hợp với quy định tại Luật Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng; sửa đổi quy định về thành viên góp vốn; tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tài chính vi mô… Đồng thời, cần nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức, các chương trình, dự án tài chính vi mô như tăng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư trong nước và trái phiếu/huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư ứng dụng công nghệ vào các quy trình hoạt động để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tiết giảm chi phí; đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh hợp tác với ngân hàng thương mại, các tổ chức công nghệ tài chính nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng. THANH HỒNG |