World Cup

【nhận định leed】Học trực tuyến: Tìm cơ hội trong thách thức

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C2 2025-01-25 16:37:46 我要评论(0)

(CMO) Trở lại thời điểm đầu năm 2019, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đề ra Kế hoạch 253/KH-SGDĐT về ứng dụng nhận định leed

Báo Cà Mau(CMO) Trở lại thời điểm đầu năm 2019, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đề ra Kế hoạch 253/KH-SGDĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục vào - đào tạo với những mục tiêu mang tính kỳ vọng.

Đáng lưu ý, kế hoạch đã khuyến khích mô hình trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện, đảm bảo tính hiệu quả. Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau Lê Hoàng Dự thì: “Việc thực hiện cần có lộ trình triển khai phù hợp, tổ chức thí điểm để đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện mô hình sao cho phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để triển khai nhân rộng”.

Giải pháp trong điều kiện đặc biệt

Rồi đại dịch Covid-19 bùng nổ, kế hoạch học tập của tất cả các bậc học bị đảo lộn. Thông thường, ở thời điểm giữa tháng 4, các bậc học đã bước vào giai đoạn cuối của chương trình học kỳ II, chuẩn bị cho chặng kết thúc năm học. Trước tình hình đó, Sở GD-ĐT Cà Mau đã nỗ lực để tăng tốc việc ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai phương pháp học trực tuyến và cả việc dạy học, ôn luyện kiến thức qua truyền hình. Ông Dự cho biết: “Trong thời điểm này, các giải pháp trên có tính chất tình thế, bởi không ai lường trước được diễn biến của dịch bệnh. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đang cập nhật tuỳ theo chiều hướng dịch bệnh”. Cũng theo chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT, Cà Mau tập trung công tác ôn luyện cho các bậc học THCS, THPT, đặc biệt là các lớp cuối cấp.

Đánh giá về những khó khăn, thuận lợi của tỉnh khi thực hiện mô hình học tập mới này, Trưởng phòng THPT Nguyễn Tấn Nguyên đánh giá: “Với những đơn vị trường học có sự chủ động, được đầu tư bài bản, học sinh có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin sớm thì việc triển khai không có nhiều khó khăn. Còn các trường học ở vùng nông thôn, tất nhiên sẽ có một số bỡ ngỡ”. Theo đó, yếu tố quyết định lớn nhất đến chất lượng và kết quả học tập của mô hình này chính là ý thức, thái độ của cả giáo viên và học sinh. Bởi lẽ, việc dạy học từ trước đến nay được áp dụng là “face to face”, tức là “mặt đối mặt”, sự gián cách qua môi trường Internet hoặc qua kênh trung gian (truyền hình), là chưa thật sự phổ biến ở Cà Mau. Các bậc học bắt đầu áp dụng mô hình học trực tuyến và qua truyền hình từ đầu tháng 4/2020.

Đó là chưa kể, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa được trang bị máy tính, đường truyền Internet, do đó, không thể tiếp cận với các nội dung giảng dạy từ phía giáo viên. Trình độ, kỹ năng tương tác, việc xây dựng nội dung chương trình bài giảng trực tuyến cũng là điều mới mẻ với giáo viên, ảnh hưởng tới chất lượng truyền đạt. Phó hiệu trưởng Trường THPT Đầm Dơi Phạm Việt Hưng thông tin: “Thời điểm triển khai học trực tuyến của nhà trường từ ngày 2/4 đến nay, bám sát theo chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT”. Nhà trường chủ động tổ chức các lớp học trực tuyến: Thống nhất phần mềm dạy trực tuyến (nhà trường đang sử dụng 2 phần mềm song song là Zoom Meetings để dạy trực tuyến có tương tác với học sinh và Shub classroom để giao bài tập) xếp thời khoá biểu. Phân công tổ trưởng theo dõi, báo cáo sĩ số, tình hình học tập hàng buổi. Đa số học sinh chủ động tải app, đăng nhập vào các lớp học trực tuyến.

Học sinh THCS, THPT của tỉnh Cà Mau đồng loạt học trực tuyến, học tại nhà, học qua truyền hình từ đầu tháng 4/2020.

Tuy nhiên, theo thầy Hưng, nhà trường cũng đối mặt với một số khó khăn. Với thầy cô giáo, do chủ yếu tự tìm hiểu các phần mềm dạy học trực tuyến, hướng dẫn lẫn nhau trong thời gian ngắn nên vẫn còn một số thầy cô do chưa làm chủ được công nghệ nên gặp nhiều khó khăn trong sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến. Việc quản lý học sinh của thầy cô trong từng buổi học chưa đảm bảo. Về hạ tầng kỹ thuật, đường truyền chậm, phần mềm bị quá tải, nhiều lúc học sinh và giáo viên không đăng nhập được. Số lượng học sinh tham gia học trực tuyến từ 70-90% tuỳ buổi học.

Với quyết tâm là một trong những lá cờ đầu ở bậc học THPT của tỉnh Cà Mau, thầy Hưng khẳng định: “Dù phương pháp dạy học trực tuyến còn mới mẻ, nhưng nhà trường đã có sự gắn kết chặt chẽ với gia đình, đặc biệt là với học sinh để động viên, hỗ trợ. Có thể nói, các em rất tập trung vào việc học tập, ôn luyện, đảm bảo theo lộ trình kiến thức đã tinh giản từ Bộ GD-ĐT, xa hơn là các kỳ thi chuyển cấp, cuối cấp hết sức quan trọng”.

Xu hướng trong tương lai

Trao đổi qua Internet, em Phạm Nhật Duy, huyện Đầm Dơi, hiện đang là vận động viên trẻ môn điền kinh, tập luyện và học tập gần 2 năm tại TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Trước đây, việc tập luyện và học văn hoá của em song song diễn ra. Việc học trực tuyến cũng được em áp dụng khoảng 2 tuần, nhìn chung nếu làm quen được thì vẫn đảm bảo”. Theo em Duy, việc tự học, tìm nhiều kênh học kiến thức là điều đương nhiên nếu muốn bản thân tiến bộ nhanh hơn, nắm kiến thức chắc hơn, rộng hơn và có tính hệ thống.

Ở một trường vùng nông thôn như Trường THCS-THPT Tân Lộc, huyện Thới Bình, việc triển khai dạy và học trực tuyến cũng đang rốt ráo thực hiện. Hiệu trưởng Trần Văn Dũng cho biết: “Các ứng dụng phần mềm vừa mới vận hành nên có trục trặc đôi chút. Nhà trường giao cho giáo viên thực hiện việc giảng dạy trực tuyến và báo cáo tình hình từng tiết học để tổ chuyên môn và ban giám hiệu nắm bắt”. Giáo viên và học sinh dù cần phải có thời gian làm quen, nhưng nhìn chung sinh khí học tập rất hào hứng.

Cô giáo Phạm Hồng Nhi, giảng dạy bộ môn Toán lớp 10, Trường THCS-THPT Tân Lộc, bộc bạch: “Trong cái khó ló cái khôn, vì tình hình dịch bệnh mà giáo viên ở những trường tuyến huyện mới mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy trực tuyến. Dù có khó khăn bước đầu, nhưng không khí học tập rất tốt. Điều lo nhất là một bộ phận học sinh chưa có phương tiện máy móc, đường truyền Internet để tiếp cận”. Còn với thầy giáo Quách Ngọc Trọng, giảng dạy bộ môn Vật lý khối 9 thì: “Sau khi dịch bệnh qua đi, phương pháp học trực tuyến sẽ là một kênh bổ trợ kiến thức, tương tác hiệu quả giữa thầy và trò”.

Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển Lê Chí Nguyễn thông tin: “Song hành với việc giảng dạy trực tuyến, nhà trường tích cực khai thác trang web của đơn vị để đăng tải, tương tác và hướng dẫn các nội dung học tập giữa thầy cô và học sinh”. Theo đó, việc ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong học tập là nội dung được nhà trường triển khai liên tục trong những năm học gần đây, mang lại hiệu quả tích cực. Trong điều kiện bình thường, việc học trực tuyến cũng được coi là phương án bổ trợ, mô hình giáo dục phù hợp nếu hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, ý thức người học, nội dung chương trình…

Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản chính thức hướng dẫn ôn luyện, giảng dạy và giám sát, đánh giá kết quả của phương pháp học trực tuyến vào ngày 25/3/2020. Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh chưa thể đến lớp, đây là nỗ lực lớn để không làm đảo lộn toàn bộ khung chương trình, kế hoạch của năm học 2019-2020. Dù mới mẻ, nhiều băn khoăn, nhưng đây chính là lựa chọn tối ưu nhất của các đơn vị trường học và học sinh ở thời điểm hiện tại.

Có thể nói, học ở nhà, học trực tuyến qua Internet và truyền hình là phương pháp được áp dụng như giải pháp tình thế cho học sinh cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng trong hoàn cảnh đặc biệt là dịch bệnh. Thế nhưng, đây là mô hình học tập, xu thế lựa chọn của nhiều nền giáo dục trên thế giới. Bản chất của phương pháp này, nói như lời cố GS.TS Trần Quốc Vượng là “tự học”. Học tập là quá trình suốt đời, học ở mọi lúc, mọi nơi, và khi kết hợp khoa học, phù hợp với công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì đó là lựa chọn tất yếu. Dịch bệnh là một thách thức, nhưng cũng có thể là cơ hội để lĩnh vực giáo dục mạnh mẽ thay đổi, bắt kịp và hội nhập với xu thế đổi mới của giáo dục hiện đại./.

Quốc Rin

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao

    Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao

    2025-01-25 16:35

  • Báo Nhật đánh giá cao các khoản đầu tư của Việt Nam cho lĩnh vực y tế

    Báo Nhật đánh giá cao các khoản đầu tư của Việt Nam cho lĩnh vực y tế

    2025-01-25 14:30

  • Nguồn cung giảm, giá nhà thăng hoa, người dân đỏ mắt tìm nhà tại Hà Nội

    Nguồn cung giảm, giá nhà thăng hoa, người dân đỏ mắt tìm nhà tại Hà Nội

    2025-01-25 14:13

  • Năm 2023 ngành giao thông

    Năm 2023 ngành giao thông

    2025-01-25 13:58

网友点评